Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là gì ?
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là một bảng bao gồm các nguyên tố hóa học được sắp xếp thành dạng bảng dựa trên quy tắc về số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học của từng nguyên tố mang tính tuần hoàn.
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử và thường có kí hiệu hóa học ở từng ô cùng với nhiều thông số khác về nguyên tử đó. Bảng tuần hoàn hóa học đang có rất nhiều dạng, biến thể khác nhau nhưng tiêu chuẩn là một bảng có 18 cột và 7 dòng với 2 dòng kép nằm riêng biệt ở dưới cùng.
Cách đọc bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn được Dmitri Mendeleev công bố lần đầu tiên vào những năm 1869 sau khi ông sắp xếp các nguyên tố theo quy tắc và trật tự nhất định. Vậy khi chúng ta nhìn vào bảng tuần hoàn chúng ta sẽ phải nắm được những quy tắc mà ông sắp xếp từ đó dễ nhớ, dễ học thuộc hơn rất nhiều.
Dmitri Mendeleev sắp xếp các nguyên tố vào từng ô trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc tăng dần điện tích hạt nhân và sắp xếp theo chiều từ trái sang phải. Mỗi ô trong bảng tuần hoàn khi đối chiều thì nguyên tố đó sẽ tương ứng với từng nhóm và từng chu kỳ xác định được đánh số ở mỗi đầ chu kỳ hoặc nhóm.
1. Trong một chu kỳ tính kim loại yếu dần và tính phi kim tăng dần.
Trong bảng tuần hoàn có tất cả 7 chu kỳ được đánh số tự nhiên từ 1 đến 7 tương ứng với các hàng trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Bắt đầu mỗi chu kỳ đều là kim loại mạnh hầu hết thuộc nhóm kim loại kiềm và kết thúc mỗi chu kỳ là khí hiếm. Ta quan sát được, trừ khí hidro ở chu kỳ đầu tiên ra chúng ta sẽ có những kim loại kiềm ở những chu kỳ tiếp theo.
2. Trong một nhóm, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
Trong bảng tuần hoàn, chúng ta quan sát được có tất cả 18 nhóm nhưng các nhóm có kí tự bằng số la mã và có chia thành nhóm có chữ A và nhóm có chữ B nên người ta thường gọi là nguyên tố nhóm A, nguyên tố nhóm B và vậy có tất cả 8 nhóm nguyên tố nhóm A được ký hiệu từ IA đến VIIIA và cũng chỉ có 8 nhóm nguyên tố nhóm B được ký hiệu từ IB đến XIIIB trong đó nhóm VIIIB gồm có 3 nhóm trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
Trong bảng tuần hoàn cũng đã phân chia rất rõ ràng nguyên tố phi kim, nguyên tố kim loại và các nguyên tố nhóm B với các màu sắc tương ứng
– Nguyên tố có màu xanh chủ là nguyên tố S (liên quan đến cấu hình electron)
– Nguyên tố hóa học có màu tím là nguyên tố P (liên quan đến cấu hình electron)
– Nguyên tố hóa học có màu vàng là nguyên tố D (liên quan đến cấu hình electron)
Phân biệt các nguyên tố kim loại, á kim và phi kim.
Nhớ rằng hydro có thể được xếp vào nhóm Halogen hoặc kim loại kiềm do các đặc tính của nó, vì vậy nó có thể xuất hiện ở cả hai bên của bảng tuần hoàn hoặc có thể được tô màu khác.
Các nguyên tố được gắn nhãn là kim loại nếu nó có ánh kim, ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dễ dát mỏng và kéo sợi.
Các nguyên tố được xem là phi kim nếu chúng không có ánh kim, không dẫn điện hoặc dẫn nhiệt và không dễ dát mỏng. Các nguyên tố này thường ở dạng khí khi ở trong nhiệt độ phòng, nhưng cũng có thể chúng trở thành dạng rắn hoặc lỏng ở các nhiệt độ nhất định.
Các nguyên tố được gắn nhãn là á kim nếu chúng có các đặc tính của cả kim loại và phi kim.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.