Tuy nhiên, khi các em đang đọc bài viết này thì chắc 99% đều muốn tìm hiểu về cách học thuộc hóa trị của các nguyên tố như nào đúng không ? Bài viết này, thầy sẽ chia sẻ với các em về cách học mà thầy đã vận dụng trước đây để cùng các em nắm được và chia sẻ tới mọi người nhé.
1. Hệ thống lại các nguyên tố hóa học thường gặp
Bước hệ thống lại những nguyên tố hóa học thường gặp trong sách giáo khoa, thường gặp trong bài tập là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học thuộc nhanh hóa trị. Vì đđn giản rằng, để học thuộc được hóa trị thì các em cần phải biết hóa trị của gì, hóa trị của nguyên tố nào . . . đúng không ?
Và cũng tiện đây thầy liệt kê giúp các em bảng nguyên tố thường gặp trong chươn trình hóa phổ thông nhé. Không nhiều đâu, chưa tới 20 nguyên tố là ở mức 7 điểm 30 nguyên tố là mức 8 điểm và 40 nguyên tố là mức 9 điểm rồi đó nha.
Nguyên tố rất hay gặp:
Kim loại: Na, K, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Cu.
Phi kim: Cl, O, N, S, H, C
2. Phân loại nhóm hóa trị
Khi chúng ta phnâ những nguyên tố ra thành từng nhóm hóa trị riêng biệt thì việc học vô cùng dễ dàng do chúng ta không cần phải học lan man và chúng ta sẽ dễ dàng hình dung ra được “bức tranh” hóa trị có những gì rồi thì từ đó chỉ cần chăm chỉ nữa thôi là thành quả là ngày sẽ không xa.
Hóa trị của một nguyên tố hóa học thường được phân loại theo các nhóm:
- Nhóm nguyên tố hóa trị I: Na, K . . .
- Nhóm nguyên tố hóa trị II:
- Nhóm nguyên tố hóa trị III:
- Nhóm nguyên tố hóa trị IV:
- Nhóm nguyên tố hóa trị V:
- Nhóm nguyên tố hóa trị VI:
- Nhóm nguyên tố hóa trị VII:
Trên đó là việc phân nhóm tượng trưng, các em hãy lấy giấy bút, bảng tuần hoàn và tất cả những gì của hóa học ra để tìm kiếm những nguyên tố có hóa trị như thế nào để điền vào nhé.
3. Học hóa trị dựa vào nguyên tố oxi
Hầu hết các chất đều có thể tạo được liên kết với oxi bằng cách này hay cách khác cũng có thể là một cách hoặc nhiều cách. Nhưng trong chương trình phổ thông thì các em thường gặp oxi ở mức hóa trị là II do đó nếu chúng ta nhớ được công thức hóa học của các hợp chất liên quan tới oxi thì chúng ta có thể tìm ra được hóa trị của nguyên tố có trong hợp chất đó.
Ví dụ dưới đây là một cách cũng khá hay giúp các em có thêm thông tin cũng như là cách học nhé.
- Công thức hóa học của nước là H2O ta có Oxi có hóa trị là II nên theo quy tắc hóa trị ta tính được Hidro có hóa trị là I.
- Công thức hóa học của sắt oxit là FeO ta có oxi có công thức hóa học là II nên theo quy tắc hóa trị ta có thể tính được sắt trong hợp chất trên có hóa trị là II.
- Công thức hóa học của sắt oxit có dạng Fe2O3 ta cũng có hóa trị của oxi là II nên theo quy tắc hóa trị ta tính được sắt trong hợp chất trên có hóa trị là III.
Như vậy qua một vài ví dụ sẽ giúp các em hình dung rõ hơn về phương pháp học hóa trị qua nhớ công thức hóa học liên quan tới oxi nhé.
Lưu ý: Đối với hợp chất có chứa 3 nguyên tố trở lên như KClO3, H2SO4, H3PO4 . . . thì không nên vận dụng cách trên.
P/s: Tiếp tục cập nhật!
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.