I – Bazơ là gì ?
Bazơ là một hợp chất vô cơ trong phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit(-OH).
Ví dụ bazơ:
NaOH – trong phân tử bazơ có 1 nguyên tử kim loại Na liên kết với một gốc hidroxit (-OH)
Mg(OH)2 – trong phân tử bazơ có 1 nguyên tử kim loại Magie liên kết với 2 gốc hidroxit (-OH)
Fe(OH)3 – trong phân tử bazơ có 1 nguyên tử kim loại sắt liên kết với 3 gốc hidroxit (-OH)
Vậy khi ta gọi kim loại nào đó là M có số hóa trị là n thì ta được công thức hóa học tổng quát của một bazơ M(OH)n
II – Phân loại bazơ
Dựa vào tính tan của bazơ mà người ta phân chia thành bazơ tan và bazơ không tan.
Bazơ tan là những bazơ tan được trong nước ở điều kiện bình thường.
Vì dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 . . . thông thường trong chương trình cơ sở chúng ta chỉ gặp 4 bazơ tan được trong nước ở điều kiện bình thường mà thôi.
Bazơ không tan là những bazơ không tan được trong nước ở điều kiện bình thường.
Ví dụ: Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2 . . .
III – Cách gọi tên bazơ là gì ?
Bazơ được gọi tên theo trình tự sau đây:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit.
Một vài ví dụ cách gọi tên bazơ
NaOH đọc là Natri hidroxit
Ca(OH)2 đọc là Canxi hidroxit
Cu(OH)2 đọc là Đồng(II) hidroxit
Fe(OH)3 đọc là Sắt (III) hidroxit.
Từ những ví trụ trên ta thấy khi đọc tên Ca(OH)2 không cần thêm hóa trị bởi Ca có 1 hóa trị II mà thôi. Còn ở Đồng và Sắt phải thêm hóa trị bởi 2 nguyên tố này có nhiều hóa trị.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.