I – Thành phần hóa học của nước là gì ?
1. Sự phân hủy nước
Để tìm hiểu được thành phần cấu tọa nên một chất nào đó chúng ta thường hay tìm cách để tách những nguyên tố có trong hợp chất đó để đối chiếu, kiểm tra và dựa vào đó để đưa ra kết luận. Nước cũng vậy, để biết được trong nước có thành phần nguyên tố hóa học như nào chúng ta sẽ cho phân hủy nước bằng dòng điện để thu được nguyên tố có trong nước sau khi phân hủy. Thiết bị phân hủy nước bằng dòng điện được mô tả trong SGK Hóa Học lớp 8 như hình ảnh dưới đây:
Cách thực hiện thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện:
Bước 1: Chuẩn bị
– Nước tinh khiết, nước nguyên chất có phan thêm một ít dung dịch axit sunfric để tăng độ dẫn điện của nước.
– Máy phân hủy nước bằng dòng điện như hình ảnh bên trên hoặc bất kỳ máy nào có thể phân hủy được nước bằng dòng điện theo tiêu chuẩn.
– Thiết bị, dung cụ . . . đầy đủ để thu sản phẩm trong và sau quá trình phân hủy nước.
Bước 2: Thực hiện
– Cho nước vào trong thiết bị phân hủy nước.
– Đấu các điện cực theo đúng thông số, hướng dẫn từ máy đảm bảo máy chạy an toàn, hiệu quả.
Bước 3: Quan sát và nhận xét
– Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực sẽ sinh ra khí Hidro và khí Oxi.
– Thể tích khí hidro gấp 2 lần thể tích khí oxi
– Phương trình hóa học:
H2O ➙ H2 + O2
2. Quá trình tổng hợp nước.
a. Quan sát hình vẽ và mô tả thí nghiệm
Cho nước vào đầy ống thủy tinh hình trụ. Và cho vào ống lần lượt 2 thể tích khí Hidro và 2 thể tích khí oxi. Mực nước trong ống ở vạch số 4. Đốt bằng tia lửa điện, hỗn hợp H2 và O2 sẽ nổ. Mực nước trong ống răng lên. Khi nhiệt độ trong ống nghiệm bằng nhiệt độ ở bên ngoài thì mực nước dừng lại ở vạch chia số 1.
Chất khí còn lại làm que đóm còn than hồng bùng cháy đó là khí oxi.
b. Nhận xét:
Sau khi đốt bằng tia lửa điện, hỗn hợp gồm 4 thể tích H2 và O2 sẽ chỉ còn một thể tích O2. Vậy 1 thể tích khí oxi đã hóa hợp với 2 thể tích khí hidro để tạo thành nước.
2H2 + O2 ➙ H2O
3. Kết luận: Từ sự phân hủy nước và quá trình tổng hợp nước ta thấy: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hóa học là Hidro và Oxi. Chúng đã hóa hợp với nhau và bằng thực nghiệm người ta cũng tìm ra được công thức hóa học của nước là H2O.
II – Tính chất của nước.
1. Tính chất vật lý của nước.
Nước là một chất lỏng, không màu, không mùi, không vị. Nước sôi ở 100 độ C, hóa rắn ở 0 độ C thành nước đá hoặc tuyết. Khối lượng riêng của nước ở 4 độ C là 4 gam/ml
Nước là dung môi hòa tan được nhiều chất rắn như đường, muối ăn . . . chất lỏng như axit, cồn . . . chất khí như HCl, NH3 . . .
2. Tính chất hóa học của nước.
a. Nước tác dụng với kim loại
Nước tác dụng được với kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ gồm các nguyên tố hóa học thường gặp sau đây: Natri, Kali, Bari, Canxi để tạo thành dung dịch bazơ đồng thời giải phóng khí Hidro.
Phương trình phản ứng hóa học:
– Na + H2O ➙ NaOH + H2.
– K + H2O ➙ KOH + H2.
– Ba + H2O ➙ Ba(OH)2 + H2
– Ca + H2O ➙ Ca(OH)2 + H2
b. Nước tác dụng với một số oxit bazơ.
Nước tác dụng được với oxit bazơ thuộc nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ để tạo thành dung dịch bazơ. Các oxit bazơ tác dụng được với nước là Na2O, K2O, BaO, CaO.
Phương trình phản ứng hóa học:
– Na2O + H2O ➙ NaOH
– K2O + H2O ➙ KOH
– BaO + H2O ➙ Ba(OH)2
– CaO + H2O ➙ Ca(OH)2
c. Nước tác dụng với một số oxit axit
Nước tác dụng được với một số oxit axit tạo thành dung dịch axit. Một số oxit axit tác dụng được với nước như CO2, P2O5, NO2, SO3 . . .
Phương trình phản ứng:
– P2O5 + H2O ➙ H3PO4
– CO2 + H2O ➙ H2CO3
– NO2 + H2O + O2 ➙ HNO3
– SO3 + H2O + O2 ➙ H2SO4
III – Vài trò của nước trong đời sống và sản xuất
Nước có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất bởi không có nước sự sống không thể tồn tại được. Nước hòa tan các chất dinh duowngxm tham gia vào quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động thực vật. Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp . . .
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.