Kiến thức về Chất, Nguyên tử, Phân tử là bài mở đầu môn Hóa Học lớp 8. Kiến thức ở phần nào chủ yếu là lý thuyết và các em làm quen với một vài khái niệm Hóa Học cơ bản nhất về Chất là gì, Nguyên tử là gì, Phân tử là gì ..
Vật thể
Vật thể là gì?
Vật thể do một hay nhiều chất tạo nên
Phân loại
Có 2 loại vật thể là Vật thể tự nhiên và Vật thể nhân tạo.Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên, ví dụ: không khí, nước, cây mía, …
Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ: quyển vở, quyển SGK, cái ấm, cái xe đạp …
Chất
Chất là gì?
Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Mỗi chất có những tính chất nhất định, nhưng phân loại chung thì chất thường có tính chất vật lý và tính chất hóa học.
Tính chất vật lí
Phân biệt các chất thông qua các chỉ số như: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng …
Tính chất hoá học
Chính là khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác: Ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được…
Để biết được tính chất của chất ta phải: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm…
Việc nắm tính chất của chất giúp chúng ta:
– Phân biệt chất này với chất khác (nhận biết các chất).
– Biết cách sử dụng chất.
– Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất;
+ Chất nguyên chất = Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hoá học nhất định.
+ Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn vào nhau, có tính chất thay đổi ( phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp).
– Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của chúng; – Tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp = pp vật lý thông thường : lọc, đun, chiết, nam châm …
Nguyên tử
Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện, đại diện cho nguyên tố hoá học và không bị chia nhỏ hơn trong phản ứng hoá học.
– Nguyên tử gồm 1 hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
– Hạt electron kí hiệu: e. Điện tích: -1. Khối lượng vô cùng nhỏ: 9,1095 .10-28gam.
Cấu tạo của hạt nhân: gồm hạt cơ bản prôton và nơtron.
* Hạt proton: kí hiệu: p. mang điện tích dương: +1. Khối lượng: 1,6726.10-24g.
* Hạt nơtron: kí hiệu: n. Không mang điện có khối lượng:1,6748.10-24g.
* Các nguyên tử có cùng số prôton trong hạt nhân gọi là các nguyên tử cùng loại.
* Vì nguyên tử luôn trung hoà về điện nên: số prôton = số electron.
* Vì khối lượng của e nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của n và p vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. mnguyên tử ≈ mhạt nhân.
Nguyên tố hóa học
Nguyên tố Hóa Học là gì?
Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số hạt prôton trong hạt nhân. Số prôton trong hạt nhân là đặc trưng của nguyên tố.
– Kí hiệu hoá học là cách biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hoá học bằng 1 hoặc 2 chữ cái (chữ cái đầu viết hoa)
STT | Tên nguyên tố ( Tiếng Việt) | Tên La-tin | Kí hiệu hóa học | Nguyên tử khối |
---|---|---|---|---|
1 | Hiđro | H | 1 | |
2 | Heli | He | 4 | |
3 | Thủy ngân | Hydrargyrum | Hg | 201 |
4 | Nitơ | N | 14 | |
5 | Natri | Na | 23 | |
6 | Niken | Ni | 59 | |
7 | Cacbon | C | 12 | |
8 | Canxi | Ca | 40 | |
9 | Đồng | Cuprum | Cu | 64 |
10 | Crom | Cr | 52 | |
11 | Coban | Co | 59 | |
12 | Clo | Cl | 35,5 | |
13 | Săt | Ferrum | Fe | 56 |
14 | Flo | F | 19 | |
16 | Agon | Argon | Ar | 40 |
17 | Bạc | Argentium | Ag | 108 |
18 | Nhôm | Aluminum | Al | 27 |
19 | Asen | As | 75 | |
20 | Thiếc | Sfannum | Sn | 119 |
22 | Vàng | Autrum | Au | 197 |
23 | Lưu huỳnh | Sulfur | S | 32 |
24 | Silic | Si | 28 |
Có hơn 100 nguyên tố trong vỏ trái đất (118 nguyên tố) trong đó 4 nguyên tố nhiều nhất lần lượt là: ôxi, silic, nhôm và sắt.
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
Một đơn vị cacbon = 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon ;
Khối lượng của nguyên tử Cacbon = 12 đơn vị cacbon ( đvC )= 1,9926.10– 23 g
Một đơn vị cacbon = 1,9926.10– 23 : 12 = 0,166.10 -23 g . Ap dụng :
Ví dụ:
Khi viết Na có ý nghĩa hoặc cho ta biết hoặc chỉ :
– Kí hiệu hóa học của nguyên tố natri cho biết một nguyên tử natri có nguyên tử khối là 23 đvC
Cl có ý nghĩa hoặc cho ta biết hoặc chỉ :
Kí hiệu hóa học của nguyên tố clo một nguyên tử clo có nguyên tử khối 35,5 đvC
5C chỉ 5 nguyên tử Cacbon;
2H chỉ 2 nguyên tử Hiđro;
3O chỉ 3 nguyên tử Oxi;
Zn chỉ 1 nguyên tử kẽm;
8 Ag chỉ 8 nguyên tử Bạc;
6 Na chỉ 6 nguyên tử Natri
Khối lượng tính = gam của nguyên tử nhôm: 27 x 0,166.10 -23 = 4,482.10 -23 2. Tính khối lượng = gam của nguyên tử : nhôm, canxi, hidro
Khối lượng tính = gam của nguyên tử canxi: 40 x 0,166.10 -23 = 6,64.10 -23
Khối lượng tính = gam của nguyên tử hidro: 1 x 0,166.10 -23 = 0,166.10 -23
Đơn chất và hợp chất – Phân tử
– Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
+ Đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự nhất định (H1.9; 1.10)
+ Đơn chất phi kim các nguyên tử liên kết với nhau theo từng nhóm xác định thường là 2 nguyên tử. (H 1.11; )
– Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên. Trong hợp chất các nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ nhất định không đổi. (H 1.12; 1.13)
– Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
– Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon = tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
– Tuỳ theo điều kiện về nhiệt độ và áp suất mà vật chất có ba trạng thái tồn tại: rắn, lỏng và khí.
Áp dụng:
1. Theo mô hình ta có:
Khí hidro có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với nhau nên có phân tử khối = 2.1 = 2(đvC);
Khí oxi có hạt hợp thành gồm 2 O liên kết với nhau nên có phân tử khối = 2.16 = 32(đvC);
Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với 1O nên có phân tử khối = 2×1 + 16 =18 (đvC)
Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1 Na liên kết với 1Cl nên có phân tử khối = 23 + 35,5 = 58,5 (đvC)
Công thức hóa học
Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hay nhiều kí hiệu hóa học và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu hóa học
Công thức hóa học của đơn chất
Tổng quát: Ax
Với A là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
X là chỉ số, cho biết 1 phân tử của chất gồm mấy nguyên tử A.
* Với kim loại x = 1 ( không ghi ) – ví dụ: Cu, Zn, Fe, Al, Mg, …
* Với phi kim; thông thường x = 2. ( trừ C, P, S có x = 1 ) – Ví dụ:
STT | Tên chất | Công thức Hóa Học |
---|---|---|
1 | Khí hidro | H2 |
2 | Khí oxi | O2 |
3 | Khí nitơ | N2 |
4 | Khí clo | Cl2 |
5 | Khí flo | F2 |
6 | Brom | Br2 |
7 | Iot | I2 |
8 | Khí ozon | O3 |
Công thức hóa học của hợp chất
Tổng quát: AxByCz …
Với A, B, C… là KHHH của các nguyên tố.
x, y, z …là số nguyên cho biết số nguyên tử của A, B, C…
Ví dụ
STT | Tên chất | Công thức Hóa Học |
---|---|---|
1 | Nước | H2O |
2 | Muối ăn (Natriclorua) | NaCl |
3 | Canxicacbonat –(đá vôi) | CaCO3 |
4 | Axit sunpuric | H2SO4 |
5 | Amoniac | NH3 |
6 | Kẽmclorua | ZnCl2 |
7 | Khí Metan | CH4 |
8 | Canxioxit (vôi sống) | CaO |
9 | Đồng sunpat | CuSO4 |
10 | Khí cacbonic | CO2 |
Ý nghĩa của công thức hóa học
Công thức Hóa Học cho chúng ta biết rấ nhiều thông tin về chất như:
1. Nguyên tố nào tạo nên chất.
2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
3. Phân tử khối của chất.
* Chú ý:
2H2O: 2 phân tử nước.
H2O: có 3 ý nghĩa :
- Do nguyên tố H và O tạo nên.
- Có 2 H & 1O trong một phân tử nước(có 2H liên kết với 1O)- nếu nói trong phân tử H2O có phân tử hidro là sai
- Phân tử khối của nước là 2×1 + 16 = 18 (đvC)
* Một hợp chất chỉ có một công thức Hóa học.
Áp dụng
1/ Khi viết NaCl có ý nghĩa hoặc cho ta biết hoặc chỉ
– Do nguyên tố Na và Cl tạo nên
– Có 1Na; 1Cl
– Phân tử khối = 23 + 35,5 = 58,5 đvC
H2SO4 có ý nghĩa hoặc cho ta biết hoặc chỉ :
– Do nguyên tố H, S, O tạo nên;
– Có 2H, 1S, 4O
– Phân tử khối = 2×1 + 32 + 4×16 = 98 đvC
Viết Cl2 chỉ 1 phân tử khí clo có 2 nguyên tử Cl (2Cl)liên kết với nhau ≠ 2Cl (2 n.tử Cl tự do)
2. Lưu ý:
Cách viết 2h có nghĩa là gì khác so với cách viết h2 ?
Ở câu hỏi trên, các em phải viết đúng công thức hóa học hay ký hiệu hóa học của nguyên tố Hidro nhé. Chữ “h” sẽ được viết hoa như sau:
So sánh cách viết 2H và H2
Cách viết 2H có nghĩa là chỉ 2 nguyên tử Hidro.
Cách viết H2 có nghĩa là chỉ 1 phân tử khí Hidro gồm có 2 nguyên tử Hidro liên kết với nhau.
Ở trạng thái khí, một số phi kim sẽ gồm 2 nguyên tử cùng liên kết với nhau tạo nên 1 phân tử.
Ví dụ: Oxi, Hidro, Clo, Nito …
Viết H2 chỉ 1 phân tử khí hidro có 2 H liên kết với nhau ≠ 2H (2 n.tử H tự do)
Muốn chỉ 3 phân tử khí hidro th́ phải viết 3H2;
5 phân tử khí oxi th́ phải viết 5O2
số đứng trước công thức hóa học là hệ số
2 phân tử nước th́ì phải viết 2H2O
Khi viết CO2 th́ì đó là 1 phân tử CO2 có 1 nguyên tố [nguyên tử] cacbon liên kết với 2 nguyên tố [nguyên tử] Oxy chứ không phải là 1C liên kết với phân tử oxi.
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.