1. Chuỗi phản ứng hóa học là gì ?
Chuỗi phản ứng hóa học là một chuỗi những phản ứng hóa học mà ở đó chỉ thể hiện 1 chất trong phương trình hóa học đó.
Ví dụ:
– Chuỗi phản ứng hóa học đơn giản: Na→NaOH→Na2SO4
Trong chuỗi phản ứng trên chúng ta có những phản ứng sau:
– Na + H2O →NaOH + H2 (PT1)
– NaOH + H2SO4 →Na2SO4 + H2O (PT2)
Như vậy chúng ta thấy ở (PT1) người làm chuỗi phản ứng chỉ lấy ở bên chất tham gia 1 chất hóa học là Na và bên chất sản phẩm 1 chất nữa là NaOH. Cứ như vậy, dựa vào tính chất hóa học của từng chất mà người ta sẽ thực hiện lựa chọn chất nào để tham gia vào chuỗi phản ứng hóa học của họ.
– Chuỗi phản ứng hóa học phức tạp là một chuỗi phản ứng gồm có nhiều nhánh khác nhau hoặc mỗi chất trong chuỗi phản ứng hóa học đó có thể tương tác qua lại với nhau tạo nên một ma trận phương trình hóa học.
2. Dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học.
Dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học hiện này chủ yếu thấy ở các bài kiểm tra học kì, bài kiểm tra hết năm học mà ít thấy ở đề thi quốc gia, đề thi kì thi thpt quốc gia . . .
Tuy nhiên, để giải được những bài toán thì chuỗi phương trình phản ứng cung cấp kiến thức rất nhiều cho học sinh đấy.
Ví dụ chuỗi phản ứng hóa học của nhôm: Al→1Al2O3→2Al2(SO4)3→3Al(OH)3→4AlCl3
Em thử nhìn lên chuỗii phản ứng bên trên thì sẽ rõ thôi, ở đó yêu cầu các em phải nắm được nắm được những tính chất hóa học của những chất tham gia vào chuỗi phản ứng hóa học đó. Ở phản ứng thứ 1 trong chuỗi phản ứng trên các em cần nắm được nhôm có tính chất hóa học là gì, hóa trị hay số oxi hóa của nhôm là bao nhiêu, điều kiện xảy ra phản ứng để tạo thành nhôm (III) oxit là gì . . . tất cả những kiến thức đó đã được thầy cô giáo giảng trên lớp rồi và về nhà các em chỉ cần ôn lại một lần nữa là sẽ nhớ từ đó là cơ sở để thực hiện chuỗi phản ứng hóa học tốt nhất.
Ngoài ra, một chuỗi phản ứng hóa học cũng có xuất hiện trong những bài tập hóa học và chúng ta thường gặp là những dạng bài tập khó, tính toán lắt léo do có nhiều phản ứng khác nhau trong 1 bài.
3. Cách viết chuỗi phản ứng hóa học
Cách viết chuỗi phản ứng hóa học là một trong những kiến thức mà học sinh làm trắc nghiệm cũng cần phải lưu ý. Trong đề thi ở những năm gần đây đều có sự xuất hiện của chuỗi phản ứng hóa học ở nhiều mức độ khác nhau từ dễ tới khó. Tuy nhiên, chúng ta học cách viết chuỗi phản ứng hóa học rồi thì sẽ không phải lo lắng gì nữa cứ thế mà làm thôi nhé.
Như đã tìm hiểu ở trên, chuỗi phản ứng hóa học sẽ bao gồm chất đầu là chất tham gia và chất sau là chất sản phẩm được gọi là chất tham gia ở phương trình tiếp theo. Cứ như thế, nối tiếp nhau tạo thành một chuỗi phản ứng hóa học. Do vậy, khi chúng ta tìm cách viết chuỗi phản ứng hóa học thành từng phương trình thì cũng chính là cách học tính chất hóa học của hợp chất đó.
Một ví dụ đơn giản như thế này được tôi lấy ra từ một chuỗi phản ứng hóa học của Natri.
Na →NaOH
Một yêu cầu nhỏ ở trên chính là nhắc chúng ta nhớ lại xem Natri có những tính chất hóa học gì, để tạo thành được NaOH thì Natri cần tác dụng với chất gì, điều kiện như nào . . . Tất cả những điều đó chúng ta đã được học ở phần lý thuyết hết cả rồi và bây giờ chỉ mang vào áp dụng thôi.
Đầu tiên, Natri là một kim loại hay còn gọi cách khác là kim loại kiềm. Kim loại kiềm tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch hidroxit hay còn gọi là xút ăn da.
Na + H2O →NaOH + H2
Thế là xong cái nhánh đầu tiên của chuỗi phản ứng hóa học. Tiếp theo nhé, từ NaOH mà người ta có thể đưa ra nhiều hướng khác nhau nhưng chung quy lại họ vẫn phải phụ thuộc vào tính chất của NaOH. Hãy tin tôi đi, vì thường chúng ta sẽ gặp NaOH →Na2SO4. Vậy có gốc sunfat kìa, chúng ta có những cách nào để có thể biến NaOH thành Na2SO4 ?
Tính chất hóa học của xút là gì ?
Xút có thể tác dụng với axit sunfuric để tạo thành muối sunfat, xút cũng có thể tác dụng với dung dịch muối để tạo thành muối natri sunfat nhưng cần lưu ý:
– Khi tác dụng với axit thì phản ứng có thể xảy ra ở nhiệt độ thường và dường như không cần kèm theo điều kiện gì cả.
– Khi tác dụng với dung dịch muối thì cần thêm những yêu cầu cơ bản như sau:
Dung dịch phải chứa chất tan là muối hay nói cách khác là muối đó phải là muối hòa tan được trong nước.
Sau phản ứng, Na2SO4 tan rồi nên chất tạo thành khác sẽ phải là chất bay hơi, kết tủa hoặc điện lí yếu. Quan sát kỹ hơn thì ta thấy NaOH có gốc OH– đây chính là một trong nhiều yếu tố tạo thành kết tủa. Những hidroxit nào kết tủa ?
Kết luận:
Cách viết chuỗi phản ứng hóa học yêu cầu học sinh thuộc tính chất hóa học của từng chất, hợp chất chứ không chỉ nhớ phương trình phản ứng như nào là xong. Đôi khi, từ những lý thuyết tổng quát mà chúng ta có thể suy ra được tính chất của chất mà mình đang cần viết phương trình. Rất hữu dụng.Nếu bạn nào có cách viết phương trình phản ứng khác xin hãy chia sẻ qua mục liên hệ có địa chỉ https://www.hoahoc24h.com/contact
Tác giả: – Chemistry – TC, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.