Phản ứng hóa học Fe+HNO3
8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Phản ứng hóa học trên được xếp vào nhóm:
– Phản ứng kim loại với axit.
– Phản ứng oxi hóa khử.
Phản ứng khi cho Fe tác dụng với HNO3 có nhiều kết quả khác nhau bởi sắt là một kim loại có nhiều số oxi hóa là +2 và +3 bên cạnh đó nguyên tố Nitơ trong axit cũng có nhiều số oxi hóa nên khi thực hiện phản ứng tùy vào từng điều kiện thực hiện khác nhau mà sẽ thu được những kết quả khác nhau. Thông thường, các dạng bài tập khi cho Fe+HNO3 người ra đề sẽ chỉ cách nhận biết sản phẩm khử là gì ở trong đề bài thông qua miêu tả như: khí nâu thoát ra, khí không màu hóa nâu trong không khí . . .
Tuy nhiên, khi tác dụng với những axit có tính oxi hóa mạnh như HNO3 thì kim loại Fe được đẩy lên mức oxi hóa cao nhất là Fe+3 để tạo thành muối Fe(NO3)3. Trong trường hợp này, N+5 trong HNO3 bị khử thành N-3 trong hợp chất NH4NO3
Điều kiện phản ứng Fe+HNO3 ra NH4NO3 cần có dung dịch HNO3 đặc nóng.
Hiện tượng nhận biết phản ứng: Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu không thấy có khí thoát ra.
Cách cân bằng phương trình phản ứng Fe+HNO3
Ta thấy:
Fe → Fe+3 + 3e (chất oxi hóa)
N+5 → N+1 + 8e ( vì NH4NO3 có 2 N)
Nhân chéo lên ta sẽ thu được kết quả là:
8Fe + 30HNO3 → 3NH4NO3 + 9H2O + 8Fe(NO3)3
5. Bài tập vận dụng liên quan Fe+HNO3
Câu 1. Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2O.
B. N2.
C. NO2.
D. NO.
Đáp án C: Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O – Dạng bài này thường xuất hiện trong đề thi lắm nha!Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng với axit HCl loãng và khí clo không cho cùng loại muối clorua kim loại
A. Zn
B. Pb
C. Ag
D. Fe
Đáp án ALoại B và C do Cu, Pb không phản ứng với HCl.
Loại D do:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Câu 3. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:
A. 6.
B. 3.
C. 5.
D. 4
Đáp án DNhững chất bị oxi hóa khi tác dụng với HNO3 thì số oxi hóa trong hợp chất chưa phải là cao nhất. Bởi vì khi đó nguyên tố đó còn có thể cho đi electron để xảy ra được quá trình trao đổi electron.
Trong dãy trên có 4 chất là: FeO, Fe(OH)2, FeSO4 và Fe tương ứng với mức oxi hóa của Fe trong hợp chất là +2, +2, +2, 0.
Phương trình phản ứng:
- FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
- Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
- FeSO4 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O + H2SO4
- Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Câu 4. Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + dung dịch AgNO3 dư | Loại vì Ag+ oxi hóa Fe → Fe+3
B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2 được vì Cu+2 chỉ oxi hóa Fe → Fe+2
C. Fe2O3 + dung dịch HNO3 không được vì bản chất Fe trong Fe2O3 đã có số oxi hóa là +3 rồi không hạ xuống được +2 nha.
D. FeS + dung dịch HNO3 khi gặp HNO3 thì 99,99% là số oxi hóa Fe→Fe+3
Đáp án BFe + dung dịch Cu(NO3)2
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Câu 5. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?
A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng
B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội
C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl
D. Cl2, AgNO3 dư, HNO3 loãng
Đáp án D
- Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Fe + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
- Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Câu 6. Dãy các phi kim nào sau đây khi lấy dư tác dụng với Fe thì chỉ oxi hoá Fe thành Fe (III)?
A. Cl2, O2, S
B. Cl2, Br2, I2
C. Br2, Cl2, F2
D. O2, Cl2, Br2
Đáp án C
- Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Fe + 2HBr → FeBr2 + H2
- Fe + 2HI → FeI2 + H2
Câu 7. Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,1 mol NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và còn lại 2,6 gam Fe không tan. Giá trị của m là:
A. 5,6
B. 7,2
C. 12
D. 10
Đáp án CDo Fe còn dư nên dung dịch chỉ chứa Fe(NO3)2
2nFe = 3nNO ⇒ nFe = 3/2 . 0,1 =0,15 mol
mFe = 0,15 . 56 + 2,6 = 12 g
Câu 8. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng sinh ra V lít khí NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí sinh ra?
A. 6,72 lít
B. 13,44 lít
C. 3,36 lít
D. 10,08 lít
Đáp án AFe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
nFe= 5,6/56 = 0,1 mol
Theo phương trình
→ nNO2 = 3nFe=0,1 x 0,3= 0,3 mol
→ V = 0,3 x 22,4 = 6,72 lít
Câu 9. Cho a gam bột Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, ta được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí NO2 và NO và tỉ khối đối với O2 bằng 1,3125. Thành phần phần trăm theo thể tích của NO, NO2 và khối lượng a của Fe đã dùng là
A. 45% và 55% ; 5,6 gam.
B. 25% và 75%; 5,6 gam.
C. 25% và 75%; 11,2 gam.
D. 45% và 55%; 11,2 gam.
Đáp án BGọi x, y lần lượt là số mol của NO2, NO
nHỗn hợp khí = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)
=> x + y = 0,2 (1)
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là:
1,3125 . 32 = 42 (gam/mol)
=> Khối lượng của hỗn hợp khí trên là: 42 .0,2 = 8,4 (gam)
=> 46x + 30y = 8,4 (2)
Từ (1 và (2) ta giải hệ phương trình được
x = 0,15 ; y = 0,05
=> %NO2 = 0,15: (0,15 + 0,05) . 100% = 75%
% NO = 25%
Áp dụng đinh luật bảo toàn electron ta có:
3. nFe = 1nNO2 + 3.nNO
=> 3 .nFe = 0,15 + 3.0,05 = 0,3 mol
=> nFe = 0,3 : 3 = 0,1 mol
=> mFe = 0,1 .56 = 5,6 gam
Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư
(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội
(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(4) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
Số thí nghiệm tạo ra muối Fe(II) là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Đáp án C
Tác giả: Minh 0969507197, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.