• Phương Trình Hóa Học
    • Kiến thức hóa học
    • Câu hỏi hóa học

HoaHoc24h.com

  • Phương Trình Hóa Học
  • Câu hỏi hóa học
  • Kiến thức hóa học
Home » Kiến thức hóa học

Bảng kết tủa các chất hóa học thường gặp, có màu sắc thực tế

TC-Chemistry 14/06/2024 Kiến thức hóa học

Kết tủa là gì? Chất như thế nào được gọi là kết tủa và cách chúng ta nhận biết, phân biệt chất kết tủa chính xác nhất thông qua quan sát màu sắc hoặc những suy luận logic đều liên quan tới cách quan sát chất kết tủa được phân biệt trong bảng trong bài viết này.

Bảng kết tủa
Minh họa kết tủa tạo thành sau phản ứng hóa học
Contents
1. Kết tủa là gì ?
2. Bảng kết tủa kèm màu sắc
3. Một số chất kết tủa trắng thường gặp

Kết tủa là gì ?

Kết tủa là một quá trình hình thành nên chất rắn từ dung dịch khi xảy ra phản ứng hóa học trong dung dịch lỏng đó. Nếu trọng lực không đủ để gắn kết các hạt chất rắn lại với nhau trong dung dịch thì chúng ta thường quan sát được kết tủa tồn tại trong dung dịch ở dạng huyền phù.

Ví dụ minh họa kết tủa

– AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3

– Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

– AlCl3 + Na(OH) → Al(OH)3 + NaCl

Các chất kết tủa quan sát được ở những phản ứng trên lần lượt là AgCl, BaSO4, Al(OH)3.

Bảng kết tủa kèm màu sắc

Khi thực hiện phản ứng hóa học, nếu kết tủa xảy ra chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường và mỗi kết tủa thường có màu sắc đặc trưng từ đó ta phân loại được các loại hợp chất kết tủa khác nhau.

Công thức hóa họcTên gọi các chấtMàu kết tủa
Al(OH)3Nhôm HidroxitKeo trắng
FeSSắt SunfuaMàu đen
Fe(OH)2Sắt (II) HidroxitTrắng xanh
Fe(OH)3Ferric HydroxideMàu đỏ
FeCl2Sắt(II) ChlorideDung dịch màu lục nhạt
FeCl3Sắt(III) ChlorideDung dịch màu vàng nâu
CuĐồngMàu đỏ
Cu(NO3)2Đồng (II) Nitrat Hoặc Cupric NitrateDung dịch xanh lam
CuCl2Đồng(II) ChlorideDạng tinh thể có màu nâu còn dạng dung dịch màu xanh lá cây
Fe3O4 (rắn)Oxide Sắt TừMàu nâu đen
CuSO4Đồng SunfatTinh thể khan có màu trắng, còn tinh thể ngậm nước và dung dịch màu xanh lam
Cu2OĐồng(I) OxideMàu đỏ gạch
Cu(OH)2Đồng(II) HydroxideMàu xanh lơ hoặc xanh da trời
CuOĐồng(II) OxideMàu đen
CaCO3Calci CarbonatMàu trắng
AgClBạc ChlorideMàu trắng
AgBrBạc BromideMàu vàng nhạt
AgIBạc IodideMàu vàng cam hoặc vàng đậm
Ag3PO4Bạc(I) PhosphatMàu vàng
Ag2SO4Bạc(I) SunfatMàu trắng
MgCO3Magie CacbonatMàu trắng
CuS, FeS, Ag2S, PbS, HgSMuối SunfuaMàu đen
BaSO4Bari SulfatMàu trắng
BaCO3Bari SulfatMàu trắng
Mg(OH)2Magie HydroxitMàu trắng
PbI2Chì(II) IodideVàng tươi
C6H2Br3OH2,4,6-TribromophenolMàu trắng ngà
Zn(OH)2Kẽm HydroxideKeo trắng

Một số chất kết tủa trắng thường gặp

STTChất kết tủaĐặc điểm
1Al(OH)3– Hầu hết các hợp chất hydroxit vô cơ đều là chất rắn lưỡng tính không tan trong nước.

– Al(OH)3 kết tinh khi để lâu trong nước sẽ mất khả năng hòa tan trong axit và kiềm.

– Al(OH)3 được dùng trong sản xuất kim loại, thủy tinh, gạch chịu lửa, xi măng trắng, công nghệ nhuộm và dược phẩm.

2Zn(OH)2– Zn(OH)2 là một bazo rắn màu trắng, không tan trong nước.

– Dung dịch Zn(OH)2 có chứa ion kẽm và hydroxit.

– Được dùng để hút máu trong băng y tế lớn dùng sau khi phẫu thuật.

3AgCl– AgCl có màu trắng, dẻo, rất ít tan trong nước và không tạo ra được tinh thể ngậm nước.

– Tác dụng được với kiềm đặc, amoni hidrat và không bị axit mạnh phân hủy.

– Bạc clorua được sử dụng trong sản xuất giấy, dùng làm thuốc giải ngộ độc thủy ngân, trong băng gạc y tế hoặc các sản phẩm làm lành vết thương,…

4Ag2SO4– Bạc(I) sunfat là hợp chất màu trắng, bền nhưng nhạy cảm với ánh sáng.

– Dung dịch được tạo nên từ ion Ag+ và ion SO42- thông qua phản ứng giữa bazo và muối hoặc muối với muối. Đây là một dung dịch rất độc nên cần thận trọng khi tiếp xúc với nó.

5MgCO3– Magie cacbonat là hợp chất hóa học vô cơ có độc tính thấp và khả năng ngậm nước. Dung dịch của nó bao gồm ion Mg+và ion CO32-.

– MgCO3 được sử dụng để sản xuất thuốc nhuận tràng và là thành phần của chất phụ gia.

6BaSO4– Dung dịch BaSO4 có màu trắng hoặc không màu.

– Đây là nguồn cung cấp bari chủ yếu.

7BaCO3– Được sử dụng phổ biến trong sản xuất vật liệu từ tính, lọc nước, gốm sứ, thủy tinh, cacbon, điện tử, sơn, bột màu, vật liệu xây dựng và thép,….
8CaCO3Là hợp chất có màu trắng, được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực y tế như dùng làm chất bổ sung canxi cho người bị loãng xương,…hoặc chất khử chua. Ngoài ra nó cũng là một thành phần cấu thành hoạt hóa trong vôi công nghiệp.
9Mg(OH)2Được sử dụng để chế tạo các hợp kim nhôm – magie trong sản xuất vỏ đồ hộp hoặc trong các thành phần cấu tạo của ô tô và máy móc.
TC-Chemistry
TC-Chemistry

Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.

Sidebar chính

Về HoaHoc24h.com

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Thông tin liên hệ

Footer

Về chúng tôi

  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bài viết mới

  • Fe3O4 + CO → FeO + CO2↑
  • FeO + O2 → Fe2O3
  • Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
  • Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H₂O
  • Fe2O3 + CO → Fe3O4 + CO2↑
| 123b | pg88 | Hoahoc24h

Copyright 2018 by HoaHoc24h.com