Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
Bài tập Hoá Học lớp 8
Bài tập Hoá Học lớp 8 là tiền đề cơ bản giúp các em nắm chắc về phương pháp học môn Hoá Học với những dạng bài tập Hoá Học lớp 8 có biến đổi phức tạp và cần phải rèn luyện thường xuyên, cập nhật thường xuyên những dạng toán Hoá Học mới thì các em mới có phương pháp tối ưu và tư duy tốt để làm nhiều bài toán khó hơn, phức tạp hơn.
Ở trong bài viết này, thầy sẽ giới thiệu tới các em học sinh lớp 8 hay những em học sinh lớp 7 đang chuẩn bị học môn hoá bài tập môn Hoá Học lớp 8.
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng.
Sau đó làm thí nghiệm như sau:
– Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
– Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng.
Tính m = ?
————————————-
Phân tích bài toán:
Với thông tin mà đề bài chia sẻ chúng ta phải nắm bắt được:
Ở thí nghiệm Hoá Học thứ 1, cho Fe vào dung dịch HCl có phương trình như sau:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Sau phản ứng trên thì trong dung dịch sẽ còn FeCl2 và chúng ta thấy có khí Hidro bay ra ngoài.
Ở thí nghiệm Hoá Học thứ 2, Cho m gam Nhôm(Al) vào dung dịch Axit sunfuric (H2SO4) ta có được phương trình phản ứng:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Ta cũng thấy rằng, sau khi phản ứng kết thúc thì trong dung dịch sẽ có Al2(SO4)3 hoặc có thể có axit còn dư nữa.
Và câu đề bài quan trọng nhất là sau khi kim loại tan hoàn toàn thì quan sát được kim cân vẫn ở nguyên vị trí cân bằng. Câu đề bài là điểm mấu chốt giúp các em thiết lập mối quan hệ khối lượng của dung dịch sau phản ứng cụ thể nhất. Từ đó, chúng ta có thiết lập được phương trình liên quan tới khối lượng, liên quan tới số mol và chúng ta áp dụng phương pháp toán học giải phương trình để đi giải bài tập này các em nhé.
Bài giải chi tiết
Theo bài ra ta có:
nFe =
nFe = 0.2 (mol).
nAl =
Xét thí nghiệm 1, ta có phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0.2 0.4 0.2 0.2 (Mol)
Dung dịch sau phản ứng có chứa: FeCl2 – 0.2 mol và có thể có axit dư
Xét thí nghiệm 2, ta có phương trình phản ứng:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
m/27 m/54 3m/54 (Mol)
Dung dịch sau phản ứng có chứa: Al2(SO4)3 hoặc có thể có axit còn dư
Vì sau khi phản ứng cái kim đồng hồ cân nặng vẫn ở vị trí cân bằng nên ta có thể suy luận như sau:
Khối lượng kim loại Nhôm khi cho vào cốc A trừ đi khối lượng đã mất đi là khí Hidro ở cốc A phải bằng Khối lượng kim loại Nhôm cho vào cốc B trừ đi lượng khí Hidro thoát ra ở cốc B
Vậy ta có phương trình cân bằng khối lượng của 2 cốc như sau:
Cốc A{mFe – mH2} = Cốc B{mAl – mH2}
11.2 – 0.2*2 = m – 6m/54
48m = 583.2
m = 12.15 (g)
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.