Giải bài tập hóa học cơ bản lớp 8 | Bài số 2 – Chất
Đề bài và lời giải chi tiết
Câu 1:
a. Nêu ví dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo
[Phân tích]Để trả lời được câu hỏi trên thì các em cần phải nắm được vật thể tự nhiên là gì và vật thể nhân tạo là gì ?
Chúng ta cùng điểm qua một chút lý thuyết hóa học về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo nhé.
– Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Nói một cách khác nó chính là những vật thể có sẵn trên trái đất do thiên nhiên tạo ra hay những vật thể đó đều không có sự can thiệp bàn tay của con người.
– Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra, chế biến ra thông qua một quy trình nhất định nào đó.
[Đáp án]Hai vật thể tự nhiên là sông, núi, cây . . .
Hai vật thể nhân tạo là xe máy, ấm đun nước, quần áo . . .
b. Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất
[Phân tích]Trong SGK hóa học lớp 8 có đề cập tới chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Chất là một thành tố quan trong cấu tạo nên vật thể do vậy nói ngược lại ta thấy ở đâu có vật thể thì ở đó đang có chất tồn tại là điều hiển nhiên đúng.
Câu 2: Hãy kể tên 3 vật thể được làm bằng
a. Nhôm
Ba vật thể được làm bằng nhôm là ấm đun bằng nhôm, xoong nhôm, chảo nhôm . . ..
b. Thủy tinh
Ba vật thể được làm bằng thủy tinh là cốc nước thủy tinh, lọ cắm hoa thủy tinh, ống nghiệm thủy tinh . . ..
c. Chất dẻo
Ba vật thể được làm bằng chất dẻo là Túi bóng nilon, Ghế nhựa Việt – Nhật, Lọ nhựa songlong . . ..
Câu 3: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất ( những từ in nghiêng) trong các câu sau đây:
a. Cơ thể người có 63-68% về khối lượng là nước.
b. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c. Dây điện làm bằng đồng được bọc trong một lớp chất dẻo.
d. Áo may bằng sợi bông ( 95-98% là xenlulozo) mặc thoáng mát hơn may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, . . .
[Phân tích] Để tìm ra được đáp án trong những câu hỏi trên thì các em cần phải nắm được đâu là vật thể, đâu là chất.
– Vật thể thì hầu như chúng ta đều quan sát được, chúng gần gũi với chúng ta trong đời sống hàng ngày và những vật thể sẽ thể hiện công dụng nhất định nào đó. Những vật thể thường gắn liền với những mục đích của con người
Cấu thành nên vật thể thường sẽ có các yếu tố sau: Nhìn được và chạm được, Sử dụng được . . .
Ví dụ như xe máy là một vật thể được con người sử dụng cho việc đi lại của mình hay chiếc bút là một vật thể được con người sử dụng để viết.- Trong hóa học lớp 8, các em có thể hiểu chất là một khái niệm chung nhất chỉ ra yếu tố cấu thành nên vật thể. Các em có thể hiểu là Vật thể phải được cấu tạo nên từ chất, mỗi vật thể khác nhau được cấu tạo bởi chất giống nhau hoặc khác nhau. Ở đâu có vật thể chắc chắn ở đó có chất tồn tại.
Ví dụ một vật thể là chiến bút thì chất ở đây chúng ta có thể hiểu là chất dẻo cấu thành nên vật thể là bút. Nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta còn có nhiều chất khác nữa như đầu bút bi làm bằng sắt, mực bút làm bằng chất khác chất dẻo . . .
[Đáp án] Vật thể là cơ thể người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp.Chất là nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozo, nilon, sắt, nhôm, cao su.
Câu 4: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường và than.
[Phân tích] Thường trong những bài so sánh các em lập bảng để thấy được sự khác nhau giữa các thành phần cần so sánh. Ngoài ra, mỗi yếu tố so sánh sẽ có những tính chất khác nhau nên các em cũng cần phải nắm được những tính chất đó để có sự so sánh chính xác nhất.Trong bài này, các yếu tố cần so sánh giữa 3 chất là màu, bị, tính tan và tính cháy của ba chất là muỗi ăn, đường và than thì chúng ta cần phải quan sát để biết được màu sắc của muối ăn, đường và than là như thế nào, chúng ta phải nếm hoặc bằng cách đọc sách, học hỏi thêm để biết được vị của các chất trên và chúng ta phải thực hiện thí nghiệm hòa tan chúng vào nước để xem có tan hay không và phải đốt chúng lên xem có cháy hay không nhé các em. [Đáp án]
Muối ăn | Đường | Than | |
Màu | Trắng | Nhiều màu | Đen |
Vị | Mặn | Ngọt | Không |
Tính tan | Tan | Tan | Không |
Tính cháy | Không | Cháy | Cháy |
Câu 5: Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:
“Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được . . . . . . Dùng dụng cụ đo mới xác định được . . . . . . của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, có dẫn điện được hay không thì phải . . . . . . “.
[Phân tích]
Quan sát bên ngoài chúng ta thấy được những gì ? Như bài tập số 4 ở bên trên khi chúng ta quan sát ở bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy được màu của các chất, trạng thái tồn tại của các chất có thể là rắn, lỏng hoặc khí(hơi). Khi chúng ta sử dụng dụng cụ đo thì xác được được một số các tính chất như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi hay cân được chúng để tính khối lượng riêng còn muốn biết được chúng có tan, có dẫn điện hay không thì phải làm thí nghiệm, thực nghiệm mới thấy được.
[Đáp án]
“Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được một số tính chất bên ngoài. Dùng dụng cụ đo mới các định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng . . . của chất. Còn muốn biết một chất có tan được trong nước, có dẫn điện được hay không thì phải làm thí nghiệm”.
Câu 6: Cho biết khí cacbon đioxit hay còn được gọi là khí cacbonic là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra.
[Phân tích]
Muốn biết được một chất có những tính chất hóa học nào thì việc đầu tiên chúng ta nghĩ tới là làm thí nghiệm. Theo bào ra, chúng ta có các yếu tố như khí cacbonic, nước vôi trong và để nhận biết được khí có trong hơi thở thì chúng ta chuẩn bị một cốc nước vôi trong rồi thở vào trong đó. Nếu:
– Cốc nước vôi trong ta thấy vẩn đục thì trong hơi thở của ta có khí cacbonic.
– Cốc nước vôi trong không vẩn đục thì trong hơi thở của chúng ta không có khí cacbonic.
– Phương trình phản ứng khi chúng ta thực hiện như sau:
Lưu ý: Trong khi chúng ta thực hiện thí nghiệm sẽ có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng như mức độ trong của cốc nước vôi, nồng độ khí cacbonic có trong khí thở, nồng độ của cốc nước vôi có đủ để làm vẩn đục hay không.
Do vậy, để thực hiện thí nghiệm này được rõ nhất chúng ta nên:
– Lấy cốc nước vôi thật đặc.
– Hít vào rồi đợi một chút mới thở ra. Chúng ta cũng không nên nín thở quá lâu, chỉ nên nín thở khoảng 10 giây rồi thở ngay.
– Khi thở ra, chúng ta phải thở nhẹ nhàng và làm sao cho hơi thở phân bố đều trong cốc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng bình luận bên dưới
{Hướng dẫn trên chỉ mang tính chất minh họa, không nên thực hiện nếu như không có kiến thức chuyên môn. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra}
[Đáp án]
Làm thí nghiệm bằng cách thở vào cốc nước vôi trong để xác định xem trong hơi thở của chúng ta có khí cacbonic hay không.
Câu 7:
a. Hãy kể ra hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.
[Phân tích]
Để trả lời được câu hỏi trên thì các em cần phải nắm được kiến thức rất cơ bản của nước khoáng và nước cất nhé. Trong bài học lý thuyết hóa học lớp 8 thầy cùng đã đề cập tới những tính chất giống nhau và khác nhau nên các em cần đọc lại lý thuyết để nắm vừng những tính chất cơ bản khi so sánh sẽ dễ dàng hơn.
[Đáp án]
Giống nhau:
– Trong suốt không màu.
– Đều là chất lỏng.
Khác nhau:
– Nước cất là chất tinh khiết.
– Nước khoáng có lẫn nhiều chất hòa tan khác.
b. Biết rằng một số chất hòa tan trong tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
[Phân tích]
Trong cơ thể người sẽ cần rất nhiều chất hòa tan khác nhau như Na, Mg, Zn . . . để giúp cơ quan nào đó hoạt động. Như đã để cập ở trên, nước khoáng có lẫn nhiều chất hòa tan khác nên khi sử dụng nước khoáng sẽ tốt hơn cho cơ thể.
[Đáp án]
Thường sử dụng nước khoáng sẽ tốt hơn.
Lưu ý:
Đáp án trên chỉ đúng với người bình thường hoặc chỉ mang tính chất tương đối.
Câu 8: Khí nito và oxy là hai thành phần chính của không khí. Trong kỹ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nito sôi ở – 196oC, oxi lỏng sôi ở – 183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nito từ không khí ?
[Phân tích]
Trong bài tập này, chúng ta cần phân biệt được trạng thái của các chất tồn tại ở những nhiệt độ khác nhau thì sẽ khác nhau. Khí oxi hàng ngày chúng ta sử dụng sẽ tồn tại ở trạng thái khí tức là nhiệt độ ~ 30oC nhưng khi hạ thấp nhiệt độ xuống còn – 183oC thì oxi lại ở trạng thái lỏng và khí ni tơ cũng có tính chất tương tự. Vậy nhưng, để tách hai chất thì chúng ta phải thực hiện hạ thấp nhiệt độ hơn so với chất khí có nhiệt độ hóa lỏng thấp nhất mà cụ thể ở đây là khí ni tơ sau đó chúng ta tăng dần nhiệt độ lên để tách các chất khí khác nhau ra.
Trên đây là bài giải chi tiết cũng như định hướng giúp các em học sinh tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin khác nhau để củng cố kiến thức cho mình. Trong những lời giải không tránh khỏi những sai sót chúng tôi mong nhận được góp ý của quý vị, các em học sinh qua bình luận ở dưới bài.
Thông tin liên hệ
– Website: Kiến Thức Hóa Học 24H
– FaceBook: Hóa Học
– YouTuBe: Kiến Thức Hóa Học
– Blogger: Hóa Học Plus
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.