FeSO4 màu gì là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm bởi sắt đã có nhiều hóa trị nhưng khi kết hợp với các gốc axit khác nhau thì chúng cũng thể hiện màu sắc khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về FeSO4 nhé các bạn!
FeSO4 màu gì ?
FeSO4 có màu xanh ở dạng bột hoặc phân tử và muối FeSO4 không có mùi. Khi phân tử ngậm nước, FeSO4 sẽ có màu xanh đậm hơn và trông có vẻ bóng hơn một chút nhưng về cơ bản thì FeSO4 vẫn có màu xanh.
Tìm hiểu về muối sắt (II) Sunfat
Muối sắt (II) Sunfat là một muối vô cơ. Trong phân tử muối sẽ có một nguyên tố sắt kết hợp với một gốc SO42- được bắt nguồn từ axit sunfuric.
Muối sắt (II) sunfat có thể điều chế bằng cách cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng ở điều kiện bình thường. Phương trình phản ứng như sau:
Fe + H2SO4→FeSO4+H2
Sau phương trình trên, chúng ta sẽ thu được muối sắt (II) và khí Hidro bay lên. Tuy nhiên, để cô cạn dung dịch trên nhằm mục đích thu được muối sắt (II) nguyên chất thì chúng ta cần phải chọn chất sản phẩm là sắt dư hoặc H2SO4 phản ứng vừa đủ. Điều trên được thực hiện nhằm đảm bảo hóa trị của sắt sẽ không thay đổi khi chúng ta đun nóng cô cạn dung dịch muối thu được.
Tính chất hóa học của FeSO4
FeSO4 là một muối hóa học vô cơ nên nó sẽ mang đầy đủ tính chất hóa học của một muối đó chính là:
– Tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối mới và bazơ sắt (II).
FeSO4 + NaOH →Fe(OH)2 + Na2SO4
Sau khi phản ứng kết thúc chúng ta sẽ thu được dung dịch muối mới là Na2SO4 và một bazơ mới là Fe(OH)2 trong đó dung dịch muối có màu trong suốt và sắt (II) hidroxit (Fe(OH)2) sẽ có màu xanh trắng
Fe2(so4)3 màu gì
Fe2(SO4)3 là một muối vô cơ của kim loại sắt có tên gọi là sắt(III) sunfat. Trong hợp chất trên, sắt có hóa trị là III và đây cũng là hóa trị cao nhất và thường gặp nhất của nguyên tố sắt trong chương trình hóa học phổ thông.
Fe2(SO4)3 ở dạng tinh thể có màu vàng và hòa tan nhiều trong nước ở nhiệt độ phòng.
Sắt(III) sunfat được sản xuất trên quy mô lớn bằng cách kết hợp phản ứng giữa axit sunfuric, một dung dịch sắt(II) sunfat nóng và một chất oxy hóa (như axit nitric hoặc hydro peoxit).[4] 2FeSO4 + H2SO4 + H2O2 → Fe2(SO4)3 + 2H2O
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.