Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Hoá Học
Câu hỏi được lấy từ đề thi thử Hoá Học của trường THPT Chuyên Bến Tre có thời gian làm bài 50 phút.
Mã câu hỏi: HHPT02-CBT01
Nội dung câu hỏi
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (hexametylen ađipamit)
B. Poli (metyl metacrylat)
C. Poliacrilonitrin
D. Poli (butađien stiren)
Lời giải Hoá Học
Để tìm chính xác đáp án của câu hỏi về phản ứng trùng ngưng ở trên thì chúng ta cần phải nắm vững được 2 mảng kiến thức lớn như sau:
Đầu tiên, chúng ta phải nắm được phản ứng trùng ngưng là gì?
Phản ứng trùng ngưng là một phản ứng hoá học trong đó xảy ra quá trình kết hợp nhiều monomer tạo thành Plymer đồng thời giải phóng ra những phần tử nhỏ khác như H2O, HCl . . .
Điều kiện để xảy ra phản ứng trùng ngưng là gì ?
Điều kiện cần: các monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng ứng với nhau.
Ví dụ như -OH và -COOH.
Một ví dụ phương trình phản ứng trùng ngưng đơn giản
nNH2 – [CH2]5COOH => (–NH – [CH2]5CO–)n + nH2O
Tiếp theo, chúng ta phải nắm được các monome của các Polime ở trên đúng không nào?
Trong đáp án A, chúng ta có công thức của Poli (hexametylen ađipamit) là (-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.
Poli (hexametylen ađipamit) hay còn gọi là nilon – 6,6 được tổng hợp từ: H2N-(CH2)6-NH2 và HOOC-(CH2)4-COOH có phương trình phản ứng hoá học như sau:
H2N-(CH2)6-NH2 + HOOC-(CH2)4-COOH => (-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n+ H2O
Như vậy, đáp án A là đáp án chúng ta cần tìm.
Tuy nhiên, chúng ta học tập online thì không phải chỉ quan tâm tới đáp án đúng không các bạn. Chúng ta cần phải giải đáp được những đáp án kia tại sao lại không được chọn như vậy khối lượng kiến thức của chúng ta mới được trọn vẹn và đầy đủ các bạn ạ.
Trong đáp án B. Poli (metyl metacrylat) có công thức hoá học là (C5O2H8)n metyl metacrylat còn có tên gọi khác là thuỷ tinh hữu cơ và phản ứng để tạo Polime trên gọi là phản ứng Trùng Hợp các bạn nhé.
Trong đáp án C. Poli-Acrilonitrin
Acrilonitrin có công thức CH2=CH-CN
Poliacrilonitrin là sản phẩm trùng hợp của Acrilonitrin
nCH2=CH-CN => –[CH2-CH(CN)]n—
Chất này còn có tên là tơ nitron hay tơ olon dùng để bện thành sợi len đan áo rét.
Trong đáp án D. Poli (butađien stiren) đây là polime các em cần phải nhớ vì cũng hãy gặp trong nhiều bài toán Hoá Học nữa nhé. Phản ứng tổng hợp polime trên gọi là phản ứng đồng trùng hợp nhé các em. [Xem thêm]
Phân loại phản ứng trùng ngưng
Trùng ngưng đồng thể và dị thể
Trùng ngưng đồng thể: khi trùng ngưng chỉ có một loại monomer tham gia phản ứng.
Trùng ngưng dị thể: khi trùng ngưng có từ hai loại monomer trở lên.
Trùng ngưng hai chiều và trùng ngưng ba chiều
Trùng ngưng hai chiều là một dạng polymer mạch thẳng hay là phân nhánh.
Trùng ngưng ba chiều là khả năng tạo thành một dạng mạch không gian. Khi một trong những monomer tham gia phản ứng có tới ba nhóm chức.
Tác giả: TC-Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.