Hóa Học 24Hhttps://www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-123.webp
Thứ tư - 06/01/2021 11:18
Sắt là một nguyên tố mà chúng ta biết có 2 mức hóa trị phổ biến nhất là II và III do vậy khi gặp chất, điều kiện phản ứng khác nhau sắt sẽ thể hiện hóa trị (mức oxi hóa) khác nhau. Từ đó, chuỗi phản ứng hóa học của sắt có thể sẽ được biến thiên vô cùng khó lường. Hãy tham khảo một vài chuỗi phản ứng hóa học của sắt trong bài viết dưới đây nhé.
Chuỗi phản ứng hóa học của sắt
1. Chuỗi phản ứng hóa học của sắt lớp 9
Khi học tới chương trình lớp 9, các em hầu hết mới chỉ tiếp xúc tới sắt có 2 hóa trị là II và III và những hợp chất của sắt chắc chắn các em phải nhớ đó chính là FeO, Fe2O3, Fe3O4, FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 . . . và còn một vài hợp chất khác của sắt nữa sẽ xuất hiện trong chuỗi phản ứng hóa học của sắt bên dưới đây.
+ Fe → FeO → FeCl2 → FeSO4 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO.
Trong chuỗi phản ứng hóa học trên chúng ta đều thấy được sắt đang thể hiện hóa trị II hoặc số oxi hóa là 2 trong các hợp chất như sắt (II) oxit, sắt (II) clorua, sắt (II) nitorat và sắt (II) hidroxit. Viết phương trình phản ứng ở kiểu một hóa trị của sắt như thế này chúng ta không thực sự thấy khó khăn và các em có thể tham khảo những phương trình hóa học dưới đây:
- Fe + O2 → FeO
Điều kiện của phản ứng này là Oxi không được dư và phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.
- FeO + HCl → FeCl2 + H2O
Phản ứng trên thuộc kiểu oxit bazo tác dụng với axit. Quá đơn giản!
- FeCl2 + ??? → FeSO4 + ???
Phản ứng hóa học này tôi muốn dành đôi lời chú ý tới tất cả các bạn học sinh vì nó chứa quá nhiều kiến thức.
Fe → Fe2O3 → FeCl3 → Fe2(SO4)3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3.
Fe → Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3.
FeO → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → FeSO4 → Fe(OH)2 → FeO → Fe.