Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hoàn thành ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hóa học theo chương trình học của khối hóa học lớp 8, hóa học lớp 9, hóa học lớp 10, hóa học lớp 11, hóa học lớp 12 với từng chủ đề phù hợp với chương trình học của các cấp.
Riêng ngân hàng câu hỏi luyện thi thpt quốc gia sẽ được cập nhật riêng theo chủ đề ôn thi không chỉ giúp học sinh đang học thpt mà còn giúp nhiều thí sinh tự do muốn ôn thi lại có thể hệ thống được kiến thức cho riêng mình.
Hãy theo dõi và đồng hành cùng chúng tôi trong quá trình học tập của các bạn!Câu hỏi số 01:
Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn.
B. Bột than và bột sắt.
C. Đường và muối.
D. Giấm và rượu.
E. Không tách được.
Đáp án A
Lưu ý: Biến thể của câu hỏi này chính là một dạng câu hỏi sẽ đưa ra những mệnh đề và yêu cầu học sinh chọn những mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai.
Câu hỏi số 02:
Phương pháp dùng để tách dầu ăn ra khỏi nước.
A. Phương pháp Lọc.
B. Phương pháp Chưng cất.
C. Phương pháp Chiết.
D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi.
E. Không tách được.
Câu hỏi số 03:
Rượu etylic sôi ở 78,3 0C, nước sôi ở 100oC. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp với nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây:
A. Lọc.
B. Bay hơi.
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80 0C.
D. Không tách được
Đáp án C
Câu hỏi số 04:
Dựa vào tính chất nào mà ta khẳng định chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi.
B. Không tan trong nước.
C. Lọc được qua giấy lọc.
D. Có nhiệt độ sôi nhất định.
E. Không khẳng định được.
Đáp án D
Câu hỏi số 05:
Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm?
A. Electron.
B. Proton.
C. Nơtron.
D. Tất cả đều sai
Đáp án A
Câu hỏi số 06:
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào?
A. Gam.
B. Kilogam.
C. Đơn vị cacbon (đvc).
D. Cả 3 đơn vị trên.
Đáp án C
Câu hỏi số 07:
Thành phần cấu tạo của nguyên tử là?
A. Proton và electron.
B. Nơtron và electron.
C. Nơtron và proton.
D. Proton, electron và nơtron
Đáp án D
Câu hỏi số 08:
Nếu tổng số proton, nơtron,electron trong một nguyên tử là 28 và số hạt không mang điện chỉ xấp xỉ 35% thì số electron của nguyên tử là:
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10
Đáp án C
Câu hỏi số 09:
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Ca.
B. Na.
C. K.
D. Cu.
E. Fe
Đáp án E
Câu hỏi số 10:
Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. Từ 2 nguyên tố.
B. Từ 3 nguyên tố.
C.Từ 4 nguyên tố trở lên.
D. Từ 1 nguyên tố.
Đáp án D.
Câu hỏi số 11:
Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. Chỉ từ 1 nguyên tố.
B. Chỉ từ 2 nguyên tố.
C. Chỉ ừ 3 nguyên tố.
D. Từ 2 nguyên tố trở lên.
Đáp án D
Câu hỏi số 12:
Hợp chất Alx(NO3)3 có phân tử khối là 213. Giá trị của x là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án C
Câu hỏi số 13:
Một hợp chất khí A gôm 2 nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 80% về khối lượng. Tỉ khối của A đối với khí hidro là 15. Công thức hóa học của A là:
A. CH4
B. C2H6
C. C3H8
D. C4H8
Đáp án B
Câu hỏi số 13:
Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hóa học của muối sunfat là:
A. XSO4
B. X(SO4)3
C. X2(SO4)3
D. X3SO4
E. X3(SO4)3
Đáp án C
Câu hỏi số 14:
Biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với oxi là X2O3 và của nguyên tố Y với nguyên tố hiđro là YH3. Hỏi công thức hóa học hợp chất của X với Y là công thức hóa học nào?
A. X2Y3
B. XY2
C. XY
D. X2Y3
Đáp án C
Câu hỏi số 15:
Hợp chất Bax(NO3)y có phân tử khối là 216. Bari có nguyên tử khối là 137 và hóa trị II. Hóa trị của nhóm (NO3) là:
A. I
B. II
C. III
D. Kết quả khác.
Đáp án B
Câu hỏi số 16:
Oxits M2Ox có phân tử khối la 102. Hóa trị của M trong oxit là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Đáp án C
Câu hỏi số 17:
Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây:
A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.
D. Khi mưa thường có sấm sét.
Đáp án C
Câu hỏi số 18:
Dấu hiệu nào sau đây giúp khẳng định có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Có chất kết tủa ( chất không tan).
B. Có chất khí thoát ra ( sủi bọt).
C. Có sự thay đổi màu sắc.
D. Có sự tỏa nhiệt hoặc phát sang.
E. Một trong số các dấu hiệu trên.
Đáp án E
Câu hỏi số 19:
Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?
A. Hạt phân tử.
B. Hạt nguyên tử.
C. Cả hai loại hạt trên.
D. Không loại hạt nào được bảo toàn.
Đáp án B
Câu hỏi số 20:
Các câu sau đây đúng hay là sai?
a) Rũa thanh sắt ta được chất mới là mạt sắt.
b) Thanh sắt bị gỉ tạo ra chất mới là gỉ sắt ( sắt oxit).
c) Làm lạnh nước lỏng đến 0C ta được chất mới là nước rắn ( nước đá).
d) Cho đường vào nước ta được chất mới là nước đường.
e) Cho vôi sống vào nước ta được chất mới là vôi tôi.
Đáp án:
b) và e) là đúng
a), c) và d) sai.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.