A. Ag
B. Na2CO3 và Ag
C. Na2CO3
D. Cu
Câu hỏi số 2
Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. H+; OH–.
B. OH–; Mg2+.
C. Ag+; Cl–.
D. Cl–; Ca2+.
Câu hỏi số 03: Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là:
A. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa.
B. Tính bazơ yếu và tính khử.
C. Tính bazơ mạnh và tính khử.
D. Tính bazơ mạnh và tính oxi hóa.
Câu hỏi số 04: Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. CH3OH.
B CH3CHO.
C CH3COOH.
D C2H5OH.
Câu hỏi số 05: Axetilen có công thức phân tử là
A. C2H2
B. CH4
C. C2H6
D. C2H4
Câu hỏi số 06: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH=CH2.
B. CH3COOC2H5.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. C2H5COOCH3
Câu hỏi số 07: Chất béo là
A. Trieste của glixerol và axit béo.
B. Trieste của axit hữu cơ và glixerol.
C. Hợp chất hữu cơ chứa C, H, N, O.
D. Là este của axit béo và ancol đa chức.
Câu hỏi số 08: Cho các chất: HCHO, HCOOH, C2H2, CH3COOH, CH3COOCH=CH2, HCOOCH3. Số chất thuộc loại este là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu hỏi số 09: Số đồng phân cấu tạo là este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu hỏi số 10: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. Xà phòng và ancol etylic.
B. Glucozơ và glixerol.
C. Glucozơ và ancol etylic.
D. Xà phòng và glixerol.
Câu hỏi số 11: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H5COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH2=CHCOOC2H5.
Câu hỏi số 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
B. Các este thường dễ tan trong nước.
C. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
D. Một số este của axit phtalic được dùng làm chất dẻo.
Câu hỏi số 13: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit cho ra phenol?
A. Metyl benzoat.
B. Metyl axetat.
C. Phenyl axetat.
D. Etyl fomat.
Câu hỏi số 14: Thủy phân hoàn toàn chất béo trong dung dịch NaOH luôn thu được
A. glixerol
B. ancol etylic
C. ancol benzylic
D. etylen glicol
Câu hỏi số 15: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với:
A. dd AgNO3/NH3, đun nóng.
B. Cu(OH)2, t° thường.
C. thuỷ phân trong môi trường axit.
D. dd Br2.
Câu hỏi số 16: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol.
B. C17H35COOH và glixerol.
C. C17H33COOH và glixerol.
D. C17H35COONa và glixerol.
Câu hỏi số 17: Axit cacboxylic nào sau đây là axit béo?
A. Axit oxalic.
B. Axit fomic.
C. Axit axetic.
D. Axit stearic.
Câu hỏi số 18: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. saccarozơ, tinh bột, glucozơ.
B. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
C. tinh bột, glucozơ, xenlulozơ.
D. saccarozơ, xenlulozơ, glucozơ.
Câu hỏi số 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.
C. Saccarozơ làm mất màu dung dịch nước Br2.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu hỏi số 20: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
A. được tạo nên từ nhiều phân tử saccarozơ.
B. được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.
C. được tạo nên từ nhiều phân tử glucozơ.
D. được tạo nên từ nhiều gốc fructozơ.
Câu hỏi số 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ thu được axit gluconic.
(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đậm đặc.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu hỏi số 22: Nhóm tất cả các chất đều tác dụng được với H2O khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp là
A. C2H6, CH3COOCH3, tinh bột.
B. saccarozơ, CH3COOCH3, benzen.
C. tinh bột, C2H4, C2H2.
D. C2H4, CH4, C2H2.
Câu hỏi số 23: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2
B. N2
C. SO2
D. O2
Câu hỏi số 24: Đốt cháy hoàn toàn 4,712 gam một ancol no, hai chức, mạch hở thu được m gam CO2 và 4,464 gam H2O. Giá trị của m là
A. 8,184.
B. 6,688.
C. 5,456.
D. 10,032.
Câu hỏi số 25: Sục V lít (đktc) khí axetilen vào dung dịch Br2 thì lượng Br2 phản ứng tối đa 0,3 mol. Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 3,36.
C. 2,24
D. 6,72
Câu hỏi số 26: Đun nóng m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,12 gam Ag. Giá trị của m là
A. 12,74.
B. 12,60.
C. 6,30.
D. 25,20.
Câu hỏi số 27: Lên men hoàn toàn 23,4 gam glucozơ, thu được ancol etylic và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 7,280.
B. 5,824.
C. 17,472.
D. 2,912.
Câu hỏi số 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, nhẹ hơn không khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị m là:
A. 3,02.
B. 2,08.
C. 3,06.
D. 2,04.
Câu hỏi số 29: Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 3,52 gam oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là
A. C3H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C4H6O2.
Câu hỏi số 30: Thủy phân hoàn toàn 10,12 gam este X trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được muối của axit cacboxylic đơn chức và 3,68 gam ancol metylic. Công thức của X là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. C2H3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu hỏi số 31: Cho hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl axetat tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 16,4 gam muối và 3,84 gam ancol. Phần trăm số mol của metyl axetat trong X là
A. 35,09%.
B. 40%.
C. 60%.
D. 64,91%.
Câu hỏi số 32: Đun nóng hoàn toàn 12,9 gam este CH2=CHCOOCH3 với 100 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam rắn khan?
A. 13,7 gam.
B. 11,0 gam.
C. 9,4 gam.
D. 15,3 gam.
Câu hỏi số 33: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả theo đồ thị hình bên (số liệu tính theo đơn vị mol).
A. 0,15.
B. 0,10.
C. 0,18.
D. 0,20.
Câu hỏi số 34: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:
A. CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
B. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. NH4Cl → NH3 + HCl.
D. BaSO3 → BaO + SO2.
Câu hỏi số 35: Hấp thụ hết 4,48 lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100ml dung dịch X vào 300ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (ở đktc). Mặt khác 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,10.
B. 0,15.
C. 0,06.
D. 0,20
Câu hỏi số 36: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu vào 300ml dung dịch HCl 1M chỉ thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 11,2.
B. 13,8.
C. 14,5.
D. 17,0.
Câu hỏi số 37: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức mạch hở (trong đó X, Y là este no, MY = MX + 14, Z không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,76 mol O2. Mặt khác đun nóng 14,64 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol T duy nhất và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ T đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam; đồng thời thu được 2,016 lít khí H2. Tỷ lệ mol các muối có khối lượng phân tử tăng dần là:
A. 6 : 1 : 2
B. 9 : 5 : 4
C. 5 : 2 : 2
D. 4 : 3 : 2
Câu hỏi số 38: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được 0,19 mol hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, có 1 khí hóa nâu ngoài không khí, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 5,421; dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20,1%.
B. 19,1%.
C. 18,5%.
D. 18,1%.
Câu hỏi số 39: X là este mạch hở được tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức. Y, Z là hai ancol đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 7,728 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 4,86 gam nước. Mặc khác, đun nóng 5,7 gam hỗn hợp E trên cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa 2 ancol Y, Z có khối lượng 4,1 gam. Phần trăm khối lượng X có trong E là
A. 57,89%.
B. 60,35%.
C. 61,40%.
D. 62,28%.
Câu hỏi số 40: X là este no, đa chức, mạch hở; Y là este ba chức, mạch hở (được tạo bởi glixerol và một axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn 17,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y thu được 18,144 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,12 mol E cần dùng 570 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được hỗn hợp T chứa 3 muối (T1, T2, T3) và hỗn hợp 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Biết MT1 < MT2 < MT3 và T3 nhiều hơn T1 là 2 nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của T3 trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 25%.
B. 30%.
C. 30%.
D. 29%
Tác giả: – Chemistry – TC, TC-Chemistry
Nguồn tin: THPT Đồng Đậu
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.