I. Danh pháp hợp chất hữu cơ
1. Tên thông thường:
Thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.
2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC
a) Tên gốc - chức gồm Tên phần gốc_Tên phần định chức.
VD: C2H5 – Cl: Etyl clorua; C2H5 – O – CH3: Etyl metyl eteIso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-”
b) Tên thay thế: Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, phân làm ba phần như sau:
Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch cacbon chính+(bắt buộc phải có) + Tên phần định chức (bắt buộc phải có)
VD: H3C – CH3: et+an (etan); C2H5 – Cl: clo+et+an (cloetan);CH3 – CH=CH – CH3: but-2-en; CH3 – CH(OH) – CH = CH2: but-3-en-2-ol
Chú ý:
Thứ tự ưu tiên trong mạch như sau:
-COOH>-CHO>-OH>-NH2>-C=C>-C≡CH>nhóm thế
VD: OHC-CHO: etanđial; HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinylhept-2-en-6-inalOHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO: 3-vinyloct-2-en-6 inđial
3. Tên số đếm và tên mạch cacbon chính:SỐ ĐẾM MẠCH CACBON CHÍNH
1 Mono Met
2 Đi Et
3 Tri Prop
4 Tetra But
5 Penta Pent
6 Hexa Hex
7 Hepta Hept
8 Octa Oct
9 Nona Non
10 Đeca Đec
Cách nhớ:
Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài ĐồngMình Em Phải Bao Phen Hồi Hộp Ôi Người Đẹp
4. Tên một số gốc (nhóm) hiđrocacbon thường gặp
a) Gốc (nhóm) no ankyl: (từ ankan bớt đi 1H ta được nhóm ankyl)CH3-: metyl; CH3-CH2-: etyl; CH3-CH2-CH2-: propyl; CH3-CH(CH3)-: isopropyl;
CH3[CH2]2CH2-: butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl; CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl(CH3)3C-: tert-butyl; CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl
b) Gốc (nhóm) không no: CH2=CH-: vinyl; CH2=CH-CH2-: anlylc) Gốc (nhóm) thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzyld) Gốc (nhóm) anđehit-xeton:
-CHO: fomyl; -CH2-CHO: fomyl metyl;CH3-CO-: axetyl; C6H5CO-: benzoyl
c) Gốc (nhóm) thơm: C6H5-: phenyl; C6H5-CH2-: benzyl
d) Gốc (nhóm) anđehit-xeton: -CHO: fomyl; -CH2-CHO: fomyl metyl;CH3-CO-: axetyl; C6H5CO-: benzoyl