A. Natri Hidroxit (NaOH)
I – Tính chất vật lý của NaOH
– Là chất rắn.
– Không màu.
– Hút ẩm mạnh.
– Tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
II – Tính chất hóa học của NaOH
Natri Hidroxit là một bazơ tan nhiều trong nước và tỏa nhiều nhiệt. Khi ở trạng thái rắn hoặc hòa tan trong nước Natri Hidroxit có đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ tan.
1. Natri Hidroxit làm đổi màu chất chỉ thị
Natri Hidroxit (NaOH) có khả năng làm đổi màu chất chỉ thị là giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. Trong đó, màu ở giấy quỳ tím sẽ có sự khác biệt khi cùng cho NaOH vào dung dịch phenolphatalein.
NaOH làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh.
NaOH làm đổi màu dung dịch phenolphtalein thành màu đỏ.
2. Natri Hidroxit tác dụng với dung dịch axit.
Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + H2O
3. Natri Hidroxit tác dụng với oxit axit.
Dung dịch Natri Hidroxit tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
4. Natri Hidroxit tác dụng với dung dịch muối.
Natri Hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới trong đó điều kiện để xảy ra phản ứng là sản phẩm phải có chất bay hơi, kết tủa hoặc điện ly yếu.*
NaOH + FeSO4 → Na2SO4 + Fe(OH)2(↓)
III – Ứng dụng của Natri Hidroxit
Natri Hidroxit có nhiều ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất công nghiệp. Natri Hidroxit được dùng để:
– Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa và bột giặt.
– Sản xuất tơ nhân tạo.
– Sản xuất giấy.
– Sản xuất nhôm(trong giai đoạn làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
– Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
IV – Sản xuất và điều chế Natri Hidroxit (NaOH).
NaOH là Hidroxit của kim loại Natri tính chất hóa học mạnh và tan nhiều trong nước do vậy để điều chế và sản xuất được NaOH người ta sử dụng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện sẽ có màng ngăn giữa cực âm và cực dương khi đó ta sẽ thu được khí H2 ở cực âm và khí Clo ở cực dương. Dung dịch còn lại sau khi điện phân hoàn toàn chính là NaOH.
Phương trình điện phân dung dịch NaCl để điều chế NaOH, H2 và Cl2 như sau:
NaCl + H2O → NaOH (dd) + H2 (↑)+ Cl2 (↑)
Lưu ý:
* Điện ly yếu là khái niệm các em sẽ được học ở bậc cao hơn. Trong chương trình lớp 9 các em nhớ được Natri Hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành bazơ mới hoặc muối mới kết tủa là được rồi.
B – Canxi Hidroxit
I – Tính chất vật lý.
1. Pha chế dung dịch canxi hidroxit
Dung dịch canxi hiđroxit còn được gọi với tên thông thường là nước vôi trong. Chúng ta sẽ pha chế dung dịch canxi hiđroxit để tìm hiểu những tính chất của nó.
Hòa tan một ít vôi tôi [Ca(OH)2] vào trong nước, ta thu được một chất lỏng màu trắng có tên gọi là vôi nước hoặc vôi sữa. Lọc vôi nước ta được một chất lỏng trong suốt không màu là dung dịch canxi hiđroxit(Ca(OH)2).
Dung dịch canxi hiđroxit thu được là dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng chứa gần 2 gam canxi hiđroxit trong 1 lít dung dịch. Canxi hiđroxit là chất ít tan trong nước
II – Tính chất hóa học của canxi hidroxit (CaOH)2)
Dung dịch canxi hidroxit [Ca(OH)2] có những tính chất hóa học của một bazơ tan tương tự như NaOH mà chúng ta đã tìm hiểu ở bài học trên.
1. Canxi Hidroxit làm thay đổi màu chất chỉ thị.
Lấy dung dịch vừa pha ở phần (1) nhỏ một giọt vào giấy quỳ tím chúng ta sẽ quan sát được dung dịch Ca(OH)2 làm chuyển màu quỳ tím thành màu xanh. Nếu chúng ta nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch phenolphtalein chúng ta sẽ thấy dung dịch phenolphtalein chuyển thành màu đỏ.
2. Canxi Hidroxit Ca(OH)2 tác dụng với axit.
Ca(OH)2 tác dụng được với hầu hết các axit như: HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3 . . . để tạo thành muối và nước. Phản ứng tạo thành muối và nước là phản ứng trung hòa như tôi đã đề cập ở trên.
Ví dụ:
– Ca(OH)2 + HCl → CaCl2 + H2O
– Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
– Ca(OH)2 + HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
– Ca(OH)2 + H2CO3 → CaCO3 + H2O
3. Canxi Hidroxit tác dụng với oxit axit.
Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với Ôxit Axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
– Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO3 → CaSO4 + H2O
III. Ứng dụng của Dung dịch Ca(OH)2
Ca(OH)2 có rất nhiều ứng dụng trong sinh hoạt, đời sống và sản xuất. Ca(OH)2 được dùng làm để:
– Làm vật liệu trong xây dựng.
– Khử chua đất trồng.
– Khử độc rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, diệt trùng xác chết động vật . . .
Tác giả: – Chemistry – TC, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.