Ôn tập lại kiến thức Hóa Học lớp 8 đầu năm học của lớp 9 là tiết học vô cùng quan trọng. Trước tiên, khi ôn tập kiến thức Hóa Học lớp 8 giúp em học sinh củng cố lại kiến thức Hóa Học cùng với đó sẽ giúp các em lấy lại tinh thần học tập sau 1 quãng dài nghỉ hè. Ở tiết học này, thầy cô thường ôn lại những kiến thức Hóa Học lớp 8 cơ bản nhất như:
Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Các em học sinh sẽ phải viết được phương trình phản ứng và cân bằng nhanh phương trình để làm bài tập Hóa Học.
Mol Và Tính Toán Hóa Học với những công thức tính khối lượng chất tham gia, tính khổi lượng sản phẩm tạo thành . . . và một số tính chất cơ bản của nguyên tố hóa Học Oxy, Hidro . . .
Chương trình Hóa Học lớp 9 học kỳ 1
Trong chương trình Hóa Học lớp 9 ở học kỳ 1 sẽ có hai phần chính chia thành hai chương là Các loại hợp chất vô cơ và Chương Kim Loại. Trong hai chương này đề cấp tới những tính chất hóa học của Oxit bazơ, Bazơ, Tính chất của axit và tính chất của Muối.
Trong chương 2, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tính chất Vật Lý của kim loại và tính chất Hóa Học của Kim Loại. Bên cạnh đó chúng ta cũng đi tìm hiểu một số kim loại điển hình và ứng dụng Hóa Học của Kim Loại là gì?
Trong phần kiến thức trên, có phần dãy hoạt động Hóa Học của Kim Loại là phần rất cơ bản và cần nhớ, học thuộc vận dụng một cách nhuần nhuyễn vì có ảnh hưởng tới kiến thức Hóa Học sau này rất nhiều.
Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
Tính chất hoá học của oxit
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
– Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính.
Oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
+ Tác dụng với nước
+ Tác dụng với ba zơ
+ Tác dụng với oxit ba zơ
Làm thí nghiệm để
– Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
– Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
– Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
Bài 2: Một số oxit quan trọng
Canxi Oxit (CaO)
Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit .
Biết các ứng dụng của CaO.
Lưu huỳnh đi oxit (axit sunfurơ) SO2
Biết được tính chất vật lí và hoá học của SO2. Cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Biết các ứng dụng của SO2
Bài 3: Tính chất hóa học của axit
Làm thay đổi màu chất chỉ thị (Quỳ tím)
Tác dụng với Kim Loại
Tác dụng với Oxit Bazơ
Tác dụng với Bazơ
Bài 4: Một số axit quan trọng
– Các tính chất vật lí ,tính chất hoá học của HCl ,tính chất vật lí – hoá học của H2SO4 (l) .Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axít .
– Những ứng dụng quan trọng của các axít này trong sản xuất ,trong đời sống
Bài 5: Luyện tập : Tính chất hóa học của oxit và axit
Bài 6: Thực hành Hóa Học: Tính chất hóa học của oxit và axit
Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất hoá học riêng của bazơ tan (tác dụng với oxit axit và vớí dd muối), tính chất hoá học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ)
Bài 8: Một số bazơ quan trọng
Bài 9: Tính chất hóa học của muối
Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
Khái niệm phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi (kiến thức trọng tâm)
Bài 10: Một số muối quan trọng
Bài 11: Phân bón hóa học
Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ
Bài 13: Luyện tập chương I
Bài 14: Thực hành : Tính chất hóa học của bazơ và muối
Chương II : KIM LOẠI
Bài 15,16: Tính chất vật lí – Tính chất hóa học của kim loại
1. Tính chất Vật Lý của Kim Loại
Kim loại có tính dẫn điện: Thứ tự tính dẫn điện của kim loại Ag Cu, Al, Fe…
Kim loại có tính dẫn nhiệt
Kim loại có ánh kim
2. Tính chất Hóa Học của Kim Loại
Kim loại tác dụng với Oxi và tác dụng với nhiều phi kim khác
Phản ứng của kim loại với dung dịch axit
Phản ứng của Kim Loại với Dung dịch muối
Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Biết dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động của kim loại
Bài 18: Nhôm
Bài 19: Sắt
Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
Bài 21: Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Bài 22: Luyện tập chương II
Bài 23:Thực hành : Tính chất hoá học
Tác giả: – Chemistry – TC, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.