I – Tính chất vật lý của bazơ.
Bazơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử gồm có nguyên tố kim loại liên kết với gốc -(OH). Bazơ có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc trạng thái dung dịch nếu như bazơ được hòa tan trong dung môi nên có thể chia bazơ thành 2 loại là bazơ tan và bazơ không tan.
Bazơ tan được trong nước gồm bazơ của kim loại nhóm IA, IIA hay chính là những bazơ của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ không tan là những bazơ còn lại ví dụ như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 . . .
II – Tính chất hóa học của bazơ
1. Dung dịch bazơ làm thay đổi màu chất chỉ thị
Bazơ làm thay đổi màu quỳ tím thành xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.
Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
NaOH + CO2 ➝ Na2CO3.
Ca(OH)2 + CO2 ➝ CaCO3
3. Bazơ tác dụng với dung dịch axit.
Hầu hết Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.
KOH + HCl ➝ KCl + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 ➝ CuSO4 + H2O
Al2O3 + HCl ➝ AlCl3 + H2O
4. Bazơ không tan, bị nhiệt phân hủy
Một trong những trường hợp đối lập nhau giữa bazơ tan và không tan ở tính chất này. Sách giáo khoa có ghi rất rõ ràng là Bazơ không tan mới bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao để tạo thành oxit tương ứng và hơi nước.
Cu(OH)2 ➝ CuO + H2O
Fe(OH)3 ➝ Fe2O3 + H2O
Trong trường hợp này tôi cũng lấy ví dụ luôn về những bazơ của sắt là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 bị nhiệt phân thì sản phẩm sẽ là gì nhé.
Trước tiên, Fe(OH)3 ở trong hợp chất này thì sắt đang có hóa trị là III cao nhất rồi và không tăng thêm được nữa do vậy dù có nhiệt phân trong môi trường nào đi chăng nữa thì sản phẩm thu được đều là Fe2O3 mà thôi. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa là nhiệt phân Fe(OH)3 trong mọi điều kiện chúng ta sẽ thu được Fe2O3 nhé.
Sau đó, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để bàn luận về Fe(OH)2 hơn một chút là vì:
– Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường không có chứa oxi như: Bình kín hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện không có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn chính là sắt (II) oxit (FeO) mà thôi.
– Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường có oxi như: nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn lại là sắt (III) oxit (Fe2O3). Điều này được lý giải bởi khi nhiệt phân Fe(OH)2 ➝ FeO thì ngay sau đó FeO tác dụng với oxi có trong môi trường quanh nó để tạo thành Fe2O3.
Fe(OH)2 ➝ FeO ➝ Fe2O3.
Phương trình phản ứng như sau:
– Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện không có oxi:
Fe(OH)2 ➝ FeO + H2O
– Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện có oxi:
Fe(OH)2 ➝ FeO + H2O
FeO + O2 ➝ Fe2O3 + H2O.
Tác giả: – Chemistry – TC, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.