Hóa lớp 9 - Bài số 09 - Tính chất hóa học của Bazơ

Thứ tư - 20/10/2021 17:06
Như chúng ta đã biết được bazơ khi phân loại về độ tan có bazơ tan được trong nước như NaOH, Ca(OH)2, KOH . . . nhưng cũng có loại bazơ không tan được trong nước như Al(OH)3, Fe(OH)2, Cu(OH)2 . . . Vậy trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất của bazơ nhé!
Tính chất hóa học của Bazơ
Tính chất hóa học của Bazơ

I - Tính chất vật lý của bazơ.

Bazơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử gồm có nguyên tố kim loại liên kết với gốc -(OH). Bazơ có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc trạng thái dung dịch nếu như bazơ được hòa tan trong dung môi nên có thể chia bazơ thành 2 loại là bazơ tanbazơ không tan.
Bazơ tan được trong nước gồm bazơ của kim loại nhóm IA, IIA hay chính là những bazơ của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ không tan là những bazơ còn lại ví dụ như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 . . .
màu sắc một số bazơ thường gặp

II - Tính chất hóa học của bazơ

1. Dung dịch bazơ làm thay đổi màu chất chỉ thị

Bazơ làm thay đổi màu quỳ tím thành xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

2. Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit.

Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
NaOH + CO2 ➝ Na2CO3.
Ca(OH)2 + CO2 ➝ CaCO3

3. Bazơ tác dụng với dung dịch axit.

Hầu hết Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.
KOH + HCl ➝ KCl + H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 ➝ CuSO4 + H2O
Al2O3 + HCl ➝ AlCl3 + H2O

4. Bazơ không tan, bị nhiệt phân hủy

Một trong những trường hợp đối lập nhau giữa bazơ tan và không tan ở tính chất này. Sách giáo khoa có ghi rất rõ ràng là Bazơ không tan mới bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao để tạo thành oxit tương ứng và hơi nước.
Cu(OH)2 ➝ CuO + H2O
Fe(OH)3 ➝ Fe2O3 + H2O
Trong trường hợp này tôi cũng lấy ví dụ luôn về những bazơ của sắt là Fe(OH)2 và Fe(OH)3 bị nhiệt phân thì sản phẩm sẽ là gì nhé.
Trước tiên, Fe(OH)3 ở trong hợp chất này thì sắt đang có hóa trị là III cao nhất rồi và không tăng thêm được nữa do vậy dù có nhiệt phân trong môi trường nào đi chăng nữa thì sản phẩm thu được đều là Fe2O3 mà thôi. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa là nhiệt phân Fe(OH)3 trong mọi điều kiện chúng ta sẽ thu được Fe2O3 nhé.
Sau đó, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian để bàn luận về Fe(OH)2 hơn một chút là vì:
- Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường không có chứa oxi như: Bình kín hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện không có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn chính là sắt (II) oxit (FeO) mà thôi.
- Fe(OH)2 nhiệt phân trong môi trường có oxi như: nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí hoặc đề bài ghi rõ nhiệt phân trong điều kiện có oxi thì sản phẩm cuối cùng chúng ta thu được sau khi nhiệt phân hoàn toàn lại là sắt (III) oxit (Fe2O3). Điều này được lý giải bởi khi nhiệt phân Fe(OH)2 ➝ FeO thì ngay sau đó FeO tác dụng với oxi có trong môi trường quanh nó để tạo thành Fe2O3.
Fe(OH)2 ➝ FeO ➝ Fe2O3.
Phương trình phản ứng như sau:
- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện không có oxi:
Fe(OH)2 ➝ FeO + H2O
- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong điều kiện có oxi:
Fe(OH)2 ➝ FeO + H2O
FeO + O2 ➝ Fe2O3 + H2O.

Tác giả: - Chemistry - TC, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

4 - Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Thăm dò ý kiến

Ở ruột non cơ thể người, nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật chất béo bị thuỷ phân thành:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây