Toàn bộ công thức hóa học lớp 8 học sinh cần phải nhớ để giải nhiều dạng bài tập hóa học lớp 8 và sau này rất hay thường gặp trong mọi bài toán hóa học khác. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những công thức hóa học dưới đây và những dạng bài tập liên quan để biết được mức độ quan trọng của từng công thức hóa học mà chúng ta sẽ được tiếp cận trong chương trình hóa học lớp 8.
Giới thiệu
Khi chúng ta bắt đầu năm học lớp 8 cũng là lúc chúng ta sẽ phải thêm một môn học mới có tên gọi là Hóa Học. Hóa học là một môn học được xếp vào nhóm những môn học khoa học tự nhiên và trong quá trình học nó cũng giống như Toán học, Vật lý thậm chí cả sinh học là đều có công thức và để phân biệt môn Hóa Học với môn học khác thì chúng ta thường gọi là công thức Hóa Học.
Trong chương trình hóa học lớp 8, học sinh khởi đầu với 2 chương cũng rất đơn giản hầu hết là những khái niệm tuy cơ bản nhưng khá là trừu tượng và chúng ta phải lưu ý ở trong phần này đã xuất hiện một vài công thức và chúng tôi tổng hợp lại thành công thức hóa học lớp 8 cần nhớ.
Quy tắc hóa trị
Quy tắc hóa trị được dịch từ phát biểu thành công thức như sau:
Trong công thức hóa học, tích của chỉ số nguyên tố có trong hợp chất và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số nguyên tố có trong hợp chất và hóa trị của nguyên tố còn lại.
Công thức của quy tắc hóa trị như sau:
Giả sử ta có một hợp chất hóa học là AxBy
Trong đó:
– A là một nguyên tố hóa học có số hóa trị là a và có chỉ số nguyên tố trong hợp chất là x
– B là một nguyên tố hóa học có số hóa trị là b và có chỉ số nguyên tố trong hợp chất là y
Vận dụng quy tắc hóa trị ta được:
x.a = y.b → x.y = b.a
Lấy a và b sao cho b/a tối giản nhất thì ta chọn được x, y từ đó ta xác định được công thức hóa học của một hợp chất.
Lưu ý: Trong chương trình học chúng ta sẽ thường xuyên phải gặp một số nhóm có hóa trị được xác định từ trước mà chúng ta có thể tham khảo thêm ở bảng SGK hóa học lớp 8 trang 42.
– Hóa trị của một số nhóm thường gặp: OH có hóa trị I, NO3 có hóa trị I, SO4 có hóa trị II, PO4 có hóa trị III . . .
Công thức tính số mol
Trong mỗi bài toán hóa học tính theo phương trình hóa học thì đại lượng chúng ta muốn tìm đầu tiên luôn luôn là số mol. Vậy những đại lượng nào liên quan tới số mol và số mol có quan hệ với những đại lượng nào xin mời các bạn theo dõi những công thức hóa học sau đây.
Chúng ta quy ước rằng:
– n là số mol.
– m là khối lượng.
– M là khối lượng mol.
– CM là nồng độ phần trăm.
– Vdd là thể tích của dung dịch.
Công thức để tính được số mol chất sẽ có nhiều cách khác nhau dựa trên đề bài cho những gì mà chúng ta sẽ áp dụng vào từng công thức cụ thể. Ví dụ bài toán cho thể tích thì có thể áp dụng công thức có thể tích và số mol để tính.
Công thức 1
n = m.M
Trong đó:
– n là số mol.
– m là khối lượng chất.
– M là khối lượng mol / Khối lượng phân tử.
Ví dụ 1: Thực hiện phản ứng đốt cháy Oxi và Hidro. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,8 gam nước. Tính số mol nước thu được ?
– Phân tích:
Nước bao gồm 2 nguyên tử hidro liên kết với một nguyên tử oxi có công thức hóa học là H2O và có khối lượng mol (M) là 18.
Theo bài ra, ta có khối lượng nước thu được là 1,8 gam.
Vậy số mol của nước được tính như sau:
n = mM = 1,8*18
Ví dụ 2: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính V ?
Bài giải:
Theo bài ra ta có:
mMg = 2,4 gam.
MMg = 24.
Vậy số mol của Mg được tính như sau:
nMg = mMg*MMg = 2,4*24
Viết phương trình phản ứng: Mg + 2HCl = MgCl2 + H2
Theo phương trình ra có: nMg = nH2 = 0,1
Vậy thể tích của H2 thu được là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Công thức trên sẽ được áp dụng trong nhiều bài toán, các em nên vận dụng công thức trên một cách nhuần nhuyễn để áp dụng giải những bài tập sau này nhé.
Công thức tính nồng độ phần trăm
Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất và chỉ có 1 pha. Trong một hỗn hợp mà chúng ta gọi là dung dịch thì chất tan là chất được hòa tan trong một chất khác thì chất khác đó được gọi là dung môi. Khái niệm nó hơi trừu tượng một chút nếu như không có ví dụ minh họa và trong chương trình hóa học phổ thông các em thường gặp dung dịch nhiều nhất ở trạng thái lỏng và chủ yếu xét các chất có tan được trong nước (H2O) hay không mà thôi.
Ví dụ về dung dịch:
Thực hiện hòa tan hoàn toàn 1 gam đường vào 1 lít nước. Sau khi quan sát đường tan hết chúng ta thu được một hỗn hợp gồm có nước và đường. Hỗn hợp đó được gọi là nước đường thì:
– Chất tan là đường, có khối lượng là 1 gam.
– Dung môi là nước và có thể tích là 1 lít.
Như vậy, nồng độ phần trăm thể hiện tỷ lệ về khối lượng giữa chất tan và tổng khối lượng của một dung dịch hòa tan chất tan đó.
Lưu ý: Dung dịch = Chất tan + Dung môi nên Mdung dịch = Mchất tan+Mdung môi
Nồng độ phần trăm là gì?
Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan
Nồng độ phần trăm kí hiệu là C%
Công thức tính nồng độ phần trăm
C% = mctmdd*100%
Trong đó:
C% là nồng độ % của chất tan có trong dung dịch.
mct là khối lượng của chất tan cần tính được hòa vào trong dung môi.
mdd là khối lượng của toàn bộ dung dịch mà dung dịch đó có chứa dung môi và chất được hòa tan.
Công thức tính nồng độ mol
CM = nVdd
Công thức tính khối lượng
m = n.M
Chúng tôi thường xuyên cập nhật công thức hóa học lớp 8 tại bài viết này và những dạng bài toán vận dụng những công thức đã nêu. Hãy chia sẻ tới nhiều bạn bè của mình nhé!
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.