Tổng hợp kiến thức cơ bản về polime và những lưu ý khi học phần polime rất chi tiết và rất thực tế do những kiến thức bên dưới được thầy cô chắt lọc từ đề thi của những năm trước. Khi học thuộc hết được kiến thức bên dưới đây thì chắc chắn các em sẽ nắm trọn được số điểm phần polime rồi đấy.
Các loại phản ứng tổng hợp Polime
Các loại phản ứng trong điều chế polime có 2 loại thường gặp đó chính là: Phản ứng trùng ngưng và phản ứng trùng hợp. Vậy phản ứng trùng ngưng là gì và phản ứng trùng hợp là gì thì chúng ta cùng theo dõi ngay dưới đây nhé:
Phản ứng trùng ngưng
Phản ứng trùng ngưng là một quá trình tổng hợp polimer dựa trên phản ứng của các monomer có chứa các nhóm chất giống hoặc khác nhau để tạo thành những liên kết mới trong một mạch polimer và sinh ra các hợp chất phụ như nước, HCl . . .
Phân loại phản ứng trùng ngưng: Trùng ngưng đồng thể và dị thể
Trùng ngưng đồng thể: khi trùng ngưng chỉ có một loại monomer tham gia phản ứng.
Trùng ngưng dị thể: khi trùng ngưng có từ hai loại monomer trở lên.
Phản ứng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp là phản ứng tạo thành polymer có mắt xích cơ bản cấu tạo tương tự với monomer tham gia phản ứng. Phản ứng trùng hợp- Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.
– Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.
Lưu ý:
+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.
+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.
Nguồn gốc polime
+ Thiên nhiên: Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, xenlulozơ, protein,..
+ Tổng hợp: Nilon – 6, Nilon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ clorin, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su clopren, keo ure fomanđehit.
+ Nhân tạo: Tơ visco, tơ axetat, tơ nitrat (xenlulozơ nitrat).
Cấu trúc polime
+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…
+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,
+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.
– Monome được hình thành các polime trên là:
+ Nilon-6: axit e-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.
+ Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.
+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit ađipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylenđiamin: H2N(CH2)6NH2.
+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.
Phân tử khối của các polime
+ Nilon-6, capron: 113
+ Nilon-7 (tơ enang): 127.
+ Nilon-6,6: 226.
+ Lapsan: 192.
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.