Bảng tính tan là gì ?
Bảng tính tan là một bảng tổng hợp lại độ tan của các chất hay hợp chất hóa học mà chúng ta thường gặp trong chương trình phổ thông như: độ tan của axit, độ tan của bazơ, độ tan của muối . . .
Vậy trong nhận định trên về bảng tính tan thì chúng ta cần phải nắm được độ tan của các hợp chất hóa học mà chúng ta đề cập trong bảng là gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của các chất và từ đó rút ra được ý nghĩa của bảng tính tan này.
Trong bảng tính tan, chúng tôi thường thấy các em học sinh tra cứu độ tan của muối nhiều nhất đặc biệt là một số muối kết tủa như: BaSO4, AgCl, CaCO3 . . . hoặc bảng tính tan bazơ thì dễ nhớ bởi bazơ của kim loại kiềm và kiềm thổ hầu hết đều tan còn bazơ của các kim loại khác đa số không tan được trong nước.
Ngoài ra, sẽ có một số loại axit không tan các bạn cần nhớ là H2SiO3
Độ tan là gì ?
Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng hòa tan của một chất nào đó vào dung môi tại một điều kiện nhất định.
Dung môi ở đây chúng ta thường gặp nhiều nhất là nước, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều loại dung môi hữu cơ khác mà sau này chúng ta sẽ tìm hiểu sau nhé. Để đánh giá chất nào đó có tan, tan ít hay không tan trong nước thì người ta dựa vào mức độ hòa tan của chất đó trong 100 gam nước và được quy định như sau:
- Hợp chất hóa học tan được trong 100 gam nước lớn hơn 10 gam → chất dễ tan hay chất tan nhiều.
- Hợp chất hóa học tan được trong 100 gam nước nhỏ hơn 1 gam → chất tan ít.
- Hợp chất hóa học tan được trong 100 gam nước nhỏ hơn 0,01 gam → chất thực tế không tan.
Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là gì ?
Độ tan của một hợp chất hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nhiệt độ, áp suất, nồng độ các chất, bản chất của chất . . . Tuy nhiên, chúng ta thường gặp yếu tố có tác động tới độ tan của các chất nhiều nhất chính là nhiệt độ. Ở mỗi mức nhiệt độ khác nhau thì chất tan có thể tan được khác nhau.
Ví dụ: Ở 30 độ C hòa tan được 36,1 gam muối ăn NaCl trong 100 gam nước nhưng ở nhiệt độ 100 độ C chúng ta hòa tan được 39,2 gam muối ăn trong 100 gam nước. Điều kiện trên với áp suất dưới 1 atm.
Túm gọn lại chúng ta nhớ thông thường nhiệt độ tăng thì độ tan tăng.
Lưu ý: Với chất khí, khi tăng nhiệt độ hoặc giảm áp suất thì độ tan giảm.
Bảng Tính Tan | |||
Công Thức Hóa Học | Tên gọi chất | Phân loại chất | Tính tan của chất trong nước |
NaOH | Natri Hidroxit | Bazơ | TAN |
KOH | Kali Hidroxit | Bazơ | TAN |
Ba(OH)2 | Bari Hidroxit | Bazơ | TAN |
Ca(OH)2 | Canxi Hidroxit | Bazơ | TAN |
Mg(OH)2 | Magie Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Al(OH)3 | Nhôm Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Zn(OH)2 | Kẽm Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Fe(OH)2 | Sắt (II) Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Fe(OH)3 | Sắt (III) Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Sn(OH)2 | Thiếc (II) Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Cu(OH)2 | Đồng (II) Hidroxit | Bazơ | KHÔNG TAN |
Na2SO4 | Natri Sunfat | Muối | TAN |
K2SO4 | Kali Sunfat | Muối | TAN |
MgSO4 | Magie Sunfat | Muối | TAN |
Al2(SO4)3 | Nhôm Sunfat | Muối | TAN |
ZnSO4 | Kẽm Sunfat | Muối | TAN |
Fe2(SO4)3 | Sắt (III) Sunfat | Muối | TAN |
FeSO4 | Sắt (II) Sunfat | Muối | TAN |
CuSO4 | Đồng Sunfat | Muối | TAN |
File bảng tính tan
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.