CuO là chất gì ?
CuO là một dạng oxit của đồng có phân tử khối là 80 đvC nóng chảy ở nhiệt độ 1148 độ C.
CuO được tạo thành bằng cách đun nóng đồng ở nhiệt độ cao trong môi trường giàu oxi cuối cùng sẽ thu được CuO có màu đen.
CuO không tan trong nước nhưng tan trong axit như HCl hoặc H2SO4 với tất cả điều kiện như h2so4 đặc, h2so4 đặc nóng, h2so4 đặc nguội. Khi CuO tan trong axit sẽ tạo thành dung dịch muối đồng có màu xanh.
Để kết luận chính xác CuO có tan được trong nước hay không thì chúng ta có thể làm thí nghiệm cũng được. Rất đơn giản thôi, chúng ta hãy lấy lõi đồng trong cuộn dây điện nhà mình ra. Sau đó, hơ chúng ở nhiệt độ rất cao và sau một thời gian chúng ta se thu được một lượng bột CuO. Hãy hòa tan chúng vào trong nước để quan sát xem CuO có tan trong nước không nhé!
Kết luận: CuO không tan trong nước.
CuO có tính chất hóa học gì ?
Một vài tính chất hóa học của CuO mà chúng ta cần ghi nhớ:
– Tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
– Bị các chất khử tác dụng:
cuo+h2=cu+h2o
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.