Dãy điện hóa trong hóa học được sắp xếp theo một trật tự nhất định và mang nhiều ý nghĩa trong hóa học giúp các em ghi nhớ nhanh dãy điện hóa để vận dụng làm bài tập. Dưới đây là dãy điện hóa cập nhật theo chương trình hóa học hiện nay.
Khái niệm dãy điện hóa
Dãy điện hóa là một dãy gồm các cặp oxi hóa – khử của nguyên tố kim loại được sắp xếp theo trật tự tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần hoặc tính khử của kim loại giảm dần.
Trong một cặp oxi hóa khử có phần oxi hóa ở bên trên là đại diện cho những chất có tính oxi hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tức là khả năng nhận thêm electron của các ion đang được sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Còn bên dưới là chất khử hầu hết là những kim loại có tính khử và nhường electron khi tham gia phản ứng. Những chất khử đang được sắp xếp theo chiều hướng giảm dần trong dãy điện hóa kim loại.
Ý nghĩa của dãy điện hóa kim loại
So sánh tính oxi hóa của ion kim loại
Như ta đã đề cập ở trên, dãy điện hóa kim loại là một cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại. Do đó, ở đầu dãy điện hóa tính oxi hóa của ion kim loại được cho là yếu nhất nên khả năng nhận electron để trở thành kim loại của ion này là kém[thấp] nhất trong dãy điện hóa và hầu như những ion đầu dãy không nhận electron trong điều kiện bình thường để trở thành kim loại.
Tuy vậy, ở cuối dãy điện hóa kim loại thì ion kim loại dễ dàng nhận thêm electron để thành kim loại.
So sánh tính khử của kim loại
Tính khử của kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tức là ở đầu dãy điện hóa kim loại dễ dàng cho đi electron hay nói cách khác tính khử của kim loại mạnh nhất dễ tham gia phản ứng hóa học hơn so với những kim loại ở cuối dãy điện hóa kim loại.
Xác định chiều phản ứng hóa học của các chất
Một ý nghĩa quan trọng của dãy điện hóa chính là xác định được quá trình trao đổi chất, chiều hướng của phản ứng hóa học được diễn ra như thế nào khi dựa vào quy tắc alpha. Vậy quy tắc alpha là gì ?
Quy tắc alpha được hiểu là phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Khi quan sát ví dụ ở trên thì trong dãy điện hóa chúng ta vẽ chữ alpha vào các chất trong dãy điện hóa sẽ xác định được chiều hướng phản ứng ngay.
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.