1. Chất, nhóm chất tác dụng được với nhau
a) Polime vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ gồm có: nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…
b) Chất, hợp chất, dẫn xuất . . . làm mất màu dung dịch brom
– Anken, ankin, ankađien, stiren và đồng đẳng, hợp chất có liên kết C=C, C≡C…
– Axit không no, anđehit, ancol không no, ete không no,…
– Phenol, catechol, rezoxinol, hiđroquinon, anilin…
– Xicloankan vòng ba cạnh (giảm tải đợt tuyển sinh gần đây không thấy xuất hiện nhưng hãy nhớ thêm một chút đề phòng cho chắc)
– HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…
– SO2, Cl2, Fe2+,…
Lưu ý: Nhiều bạn chỉ để ý tới các chất hữu cơ mà quên mất 1 số chất vô cơ cũng làm mất màu dung dịch brom.
c) Tác dụng với AgNO3/NH3
– Ank-1-in, anđehit, HCOOH, HCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon), HCOONa (Có thể thay Na bằng ion kim loại khác).
– Hợp chất tạp chức trong phân tử có liên kết ba đầu mạch hoặc gốc chức anđehit.
– Glucozơ, fructozơ.
Lưu ý:
+) Anđehit HCHO, axit HCOOH tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra muối vô cơ: (NH4)2CO3. Còn tất cả các anđehit còn lại tạo muối R(COONH4)a.
+) 1 HCHO tạo được 4Ag, còn những anđehit còn lại chỉ thu được 2Ag.
+) Ank – 1 – in tác dụng tạo ra kết tủa vàng, không gọi là phản ứng tráng gương.
d) Tác dụng với Cu(OH)2
+) Ở điều kiện thường
– Poliancol có 2 nhóm OH liền kề nhau: Etilen glycol, glixerol, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ, sorbitol… Phản ứng tạo phức màu xanh lam.
– Axit cacboxylic (Ví dụ: CH3COOH), các axit vô cơ như HCl, H2SO4, H3PO4….
– Anbumin hoặc các protein khác. Phản ứng màu biure cho màu tím đặc trưng.
Lưu ý:
# Nhiều bạn chỉ để ý tới các chất hữu cơ mà quên đi Cu(OH)2 là 1 bazơ, nó vẫn có những tính chất hóa học của bazơ. Ví dụ: Phản ứng với CH3COOH là phản ứng axit – bazơ.
# Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2 (Nước Svayde)
+) Ở điều kiện đun nóng, tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O
– Mantozo, glucozo.
– Anđehit, este fomat, axit HCOOH… (Các hợp chất có nhóm CHO)
e) KMnO4 (thuốc tím)
– Ở điều kiện thường:
+ Anken, ankin, stiren và đồng đẳng, ankađien, các hợp chất có liên kết C=C, C≡C
+ Dung dịch muối Fe2+/H+, SO2, H2S, các chất có tính khử
Lưu ý: Thường chỉ để ý tới các hợp chất hữu cơ mà quên đi các chất vô cơ khác. KMnO4 là chất oxi hóa mạnh, phản ứng với các chất, ion có tính khử.
– Ở điều kiện đun nóng: Ankyl benzene và tất cả các chất bị oxi hóa ở điều kiện thường.
– Các chất KHÔNG bị oxi hóa bởi thuốc tím: xicloankan, naphtalen (giảm tải), các chất có tính oxi hóa.
f) Ankađien + HBr, Br2
+ Nhiệt độ thấp: cộng 1, 2.
+ Nhiệt độ cao: cộng 1, 4.
2. Một số lưu ý về polime
– Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.
– Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp: polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.
Lưu ý:
+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.
+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.
– Nguồn gốc polime:
+ Thiên nhiên: Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, xenlulozơ, protein,..
+ Tổng hợp: Nilon – 6, Nilon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ clorin, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su clopren, keo ure fomanđehit.
+ Nhân tạo: Tơ visco, tơ axetat, tơ nitrat (xenlulozơ nitrat).
– Cấu trúc polime:
+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…
+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,
+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.
– Monome được hình thành các polime trên là:
+ Nilon-6: axit e-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.
+ Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.
+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit ađipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylenđiamin: H2N(CH2)6NH2.
+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.
– Phân tử khối của các polime:
+ Nilon-6, capron: 113
+ Nilon-7 (tơ enang): 127.
+ Nilon-6,6: 226.
+ Lapsan: 192.
3. Thủy phân cacbohiđrat
– Các monosaccarit không bị thủy phân: glucozơ, fructozơ.
– Các đisaccarit bị thủy phân: mantozơ, saccarozơ.
– Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo. Thủy phân thu được glucozơ.
4. Quy tắc cộng HX vào anken, ankađien bất đối xứng
+ Sản phẩm chính: điện tích (+) (nguyên tử H) vào cacbon có H nhiều hơn, còn điện (-) vào cacbon có H ít hơn.
+ Sản phẩm phụ: ngược lại.
Lưu ý: Cứ nhớ phần nào của liên kết bội có nhiều H hơn thì H của HX cộng vào đó, phần X cộng vào phía bên kia.
5. Quy tắc tách HX, tách nước ở ancol
Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen (hoặc tách H2O ở ancol), nguyên tử halogen X (nhóm OH) ưu tiên tách cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh (sản phẩm chính). Sản phẩm phụ ngược lại.
6. Các trường hợp ancol không bền (không tồn tại các ancol có công thức như này)
TH1: 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 1, chuyển hóa thành anđehit
R – CH (OH)2 → RCHO + H2O
TH2: 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 2, chuyển hóa thành xeton
R – C (OH)2 – R’ → R – CO – R’ + H2O
TH3: 3 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bậc 1, chuyển hóa thành axit cacboxylic
R – C (OH)3 → RCOOH + H2O
TH4: Nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C ở liên kết đôi, chuyển hóa thành anđhit
R – CH=CH – OH → RCH2CHO + H2O
7. Phản ứng thế trên vòng benzen
– Khi trên vòng benzen có nhóm thế -OCH3, -OH, -NH2 (nhóm no) thì phản ứng sẽ thế dễ dàng hơn ở vị trí ortho và para.
– Khi trên vòng benzen có nhóm thế -CHO, -COOH, -OSO3H, -COCH3 (nhóm không no) thì phản ứng sẽ thế dễ dàng hơn ở vị trí meta (m).
8. Công thức và tên gọi một số chất cần lưu ý
+ C17H35COOH: Axit stearic, C17H33COOH: axit oleic, C17H31COOH: axit linoleic, C17H29COOH: axit linolenic, C15H31COOH: axit panmitic.
+ (COOH)2: axit oxalic, CH2(COOH)2: axit malonic, C4H8(COOH)2: axit ađipic.
9. Gốc hiđrocacbon và tên gọi cần nhớ:
CH2=CH-: vinyl, CH2=CH-CH2-: anlyl, CH3-CH=CH-: propenyl, C6H5-: phenyl, C6H5CH2: benzyl…
10. Một số phản ứng cần lưu ý:
+ C6H5Cl + KOH (đặc, P cao, xt) → C6H5OK + kCl + H2O.
+ CH3OH + CO →CH3COOH (xt, P, to).
+ CH4 + H2O → CO + H2 (xt, P, to).
+ CH4 + O2 → CH3OH (xt, P, to).
+ C6H5CH(CH3)2 (cumen) + O2 → C6H5OH + CH3COCH3 (giai đoạn 1: oxi hóa, giai đoạn 2: thủy phân. Điều chế phenol).
+ C4H10 + O2 → CH3COOH + H2O (xt muối Mn2+, to).
+ CH3COCH3 + Br2 → CH2BrCOCH3 + HBr (xt: men giấm, brom khan).
+ C6H6 + CH2=CH-CH3 → C6H5CH(CH3)2 (xt, to).
+ CH3COOH + C2H2 → CH3COOCH=CH2.
11. Dãy các chất điều chế trực tiếp tạo ra axit axetic CH3COOH: etylen, ancol metylic, butan, tricloetan, anđehit axetic, natri axetat….
Cái này hôm trước cô đưa 1 câu hỏi ví dụ rồi đó ^^
12. Phân biệt phản ứng trùng hợp và trùng ngưng
+ Trùng hợp: Monome ban đầu phải có liên kết bội (Như CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2…) hoặc vòng kém bền có thể mở vòng. Phản ứng không tạo thành các phân tử nhỏ hơn.
+ Trùng ngưng: Monome trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng. Phản ứng tạo thành các phân tử nhỏ hơn (VD: H2O).
13. Một số lưu ý nhỏ khác
– Muối mononatriglutamat là thành phần chính của gia vị thức ăn (bột ngọt), protein hình sợi (karatin, miozin…) không tan trong nước, còn protein hình cầu (lòng trắng trứng) tan được trong nước tạo thành dung dịch keo.
– Este có nhiệt độ sôi nhỏ hơn ancol, axit có cùng số nguyên tử cacbon do este không tạo được liên kết H với nước, este tan ít trong nước, một số este có mùi thơm được dùng để sản xuất nước hoa….
– Ứng với công thức C3H4 có 3 đồng phân: propin, propađien (anlen) và xiclopropen.
– Aminoaxit là chất rắn, màu trắng, vị hơi ngọt, có nhiệt độ nóng chảy cao.
– Polipeptit là những hợp chất trong phân tử có từ 11 – 50 gốc anpha-aminoaxit.
– Oligopeptit là những hợp chất trong phân tử có từ 2 – 10 gốc anpha-aminoaxit.
– Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!
– Nếu trong phân tử peptit có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ còn n!/2^i.
– Anbumin tác dụng với HNO3 thu được kết tủa có màu vàng đặc trưng, còn tác dụng với Cu(OH)2 thu được phức chất có màu xanh tím.
P/s: Thật ra mỗi bài viết hầu hết chưa đầy đủ được kiến thức do vậy chúng tôi rất mong sự đóng góp của quý thầy cô, các bạn học sinh đang học tập và nghiên cứu về môn Hóa Học.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.