• Phương Trình Hóa Học
    • Kiến thức hóa học
    • Câu hỏi hóa học

HoaHoc24h.com

  • Phương Trình Hóa Học
  • Câu hỏi hóa học
  • Kiến thức hóa học
Home » Kiến thức hóa học » Phương pháp học

Thần chú hóa học đời đời học sinh học hóa cần phải biết

TC-Chemistry 22/12/2023 Phương pháp học

“Thần Chú” hóa học là thuật ngữ được nhiều bạn trẻ thường hay trao đổi với nhau bởi nó không phải là cách mô tả chính xác kiến thức hóa học. Vậy “thần chú” hóa học là gì, có ý nghĩa như nào và có những loại thần chú hóa học nào hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thần chú hóa học
Thần chú hóa học
Contents
1. 1. Thần chú hóa học là gì ?
2. 2. Có những thần chú hóa học nào ?
3. BẢNG THẦN CHÚ HÓA HỌC

1. Thần chú hóa học là gì ?

Thần chú hóa học là một thuật ngữ được nhiều học sinh sử dụng để trao đổi với nhau về các cách ghi nhớ kiến thức hóa học thông qua câu thơ, câu nói châm biếm mang tính chất hài hước . . . giúp học sinh dễ nhớ hơn.
Thần chú hóa học giúp ích cho nhiều học sinh bởi sự biến đổi của câu nói nhưng nó khá gần với những kiến thức hóa học của chúng ta đấy!

2. Có những thần chú hóa học nào ?

Có rất nhiều thần chú hóa học khác nhau nhưng các em có thể tìm hiểu quan sát – học tập – chia sẻ bảng thần chú hóa học ở dưới đây nhé. Nếu các em đang thấy bài viết này thiếu, hãy chia sẻ ngay với chúng tôi để dược ghi tên lên bảng phong thần trong bài viết này nhé. Ngoài ra, các em sẽ có cơ hội nhận thêm phần quà từ chúng tôi nữa đây <cam kết nha có quà> – Liên hệ FaceBook

BẢNG THẦN CHÚ HÓA HỌC

1. Cách nhớ các nguyên tố thuộc phân nhóm trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Nhóm IA: Li Na K Rb Cs Fr.Lâu nay không rảnh coi phim.
Nhóm II: Be Mg Ca Sr Ba RaBé Mang Cây Súng Bắn Ruồi
Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba RaBanh Miệng Cá Sấu Bẻ Răng
Nhóm IIIA : B Al Ga In TiBà Anh lấy Gà Trong Tủ lạnh.
Nhóm IVA: C Si Ge Sn PbChú Sỉ Gọi em Sang nhậu Phỏ bò
Nhóm VA : N P As Sb BiNi cô Phàm tục Ắc Sầu Bi.
Nhóm VIA: O S Se Te PoÔng Say sỉn té bò.
Nhóm VIIA : F Cl Br I AtPhải Chi Bé Iêu Anh.
Nhóm VIIIA : He Ne Ar Kr Xe RnHằng Nga Ăn Khúc Xương Rồng

2. Cách cân bằng phản ứng của Cu với HNO3

– Với dung dịch HNO3 loãng thường cho ra khí NO
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Cách nhớ: “Ba đồng tám loãng hai no”
– Với dung dịch HNO3 đặc thường cho ra khí NO2 (màu nâu )
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cách nhớ: “Một đồng bốn đặc cho hai khí màu”

3. Cách nhớ tiếp đầu ngữ trong hoá hữu cơ

Các tiếp đầu ngữ trong hóa hữu cơ là:
Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec.
(Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan)
– Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng.
– Mê em nên phải bao phen hồi hộp . Ôi người đẹp!
– Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường.
– Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.

4. Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại

K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au.
Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng á phi âu.

Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry

TC-Chemistry
TC-Chemistry

Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.

Sidebar chính

Về HoaHoc24h.com

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Thông tin liên hệ

Footer

Về chúng tôi

  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bài viết mới

  • Fe3O4 + CO → FeO + CO2↑
  • FeO + O2 → Fe2O3
  • Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
  • Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H₂O
  • Fe2O3 + CO → Fe3O4 + CO2↑
| 123b | pg88 | Hoahoc24h

Copyright 2018 by HoaHoc24h.com