- Phản ứng hóa hợp.
- Phản ứng phân hủy.
- Phản ứng oxi hóa – khử.
- Phản ứng thế.
Vậy trong những phản ứng trên có những đặc điểm gì nhận biết và những phản ứng nào thường gặp nhất trong biểu diễn phương trình hóa học. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Phản ứng hóa hợp.
Phản ứng hóa hợp là một phản ứng hóa học mà trong đó chỉ có duy nhất một chất được tạo thành bởi hai hay nhiều chất tham gia phản ứng ban đầu.
Phản ứng hóa hợp với phản ứng hóa học chỉ khác nhau ở từ học và từ hợp mà thôi. Từ hợp ở đây mang ý nghĩa tập hợp tất cả những chất tham gia ban đầu lại thành một chất hóa học nào đó.
Ví dụ phản ứng hóa hợp:
4P + 5O2 → 2P2O5
3Fe + 2O2 → Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
N2O5 + 3H2O → 2HNO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
SO3 + H2O → H2SO4
2. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng phân hủy là gì ? Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học trong đó chỉ có duy nhất một chất tham gia phản ứng (gọi là chất tham gia) nhưng tạo thành nhiều sản phẩm(từ 2 sản phẩm tạo thành trở lên).
Ví dụ phản ứng phân hủy:
KMnO4→K2MnO4 + MnO2 + O2
KClO3→KCl + O2
CaCO3→CaO + CO2
2Fe(OH)3→Fe2O3 + H2O
Lưu ý: Các phản ứng phân hủy trên đều xảy ra ở nhiệt độ cao.
– Hầu hết các phản ứng thuộc phản ứng phân hủy đều xảy ra ở nhiệt độ cao.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.