Trong chương trình hóa học lớp 8, chúng ta đã gặp rất nhiều các phản ứng hóa học khác nhau nhưng chung quy lại những phản ứng mà các bạn cần nhớ, xác định được đó là:
- Phản ứng hóa hợp.
- Phản ứng phân hủy.
- Phản ứng oxi hóa - khử.
- Phản ứng thế.
Vậy trong những phản ứng trên có những đặc điểm gì nhận biết và những phản ứng nào thường gặp nhất trong biểu diễn phương trình hóa học. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
1. Phản ứng hóa hợp.
Phản ứng hóa hợp là một phản ứng hóa học mà trong đó chỉ có duy nhất một chất được tạo thành bởi hai hay nhiều chất tham gia phản ứng ban đầu.
Phản ứng hóa hợp với phản ứng hóa học chỉ khác nhau ở từ học và từ hợp mà thôi. Từ hợp ở đây mang ý nghĩa tập hợp tất cả những chất tham gia ban đầu lại thành một chất hóa học nào đó.
Ví dụ
phản ứng hóa hợp:
4P + 5O2 → 2P2O5
3Fe + 2O2 → Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
N2O5 + 3H2O → 2HNO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
SO3 + H2O → H2SO4
2. Phản ứng phân hủy.
Phản ứng phân hủy là gì ?
Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học trong đó chỉ có duy nhất một chất tham gia phản ứng (gọi là chất tham gia) nhưng tạo thành nhiều sản phẩm(từ 2 sản phẩm tạo thành trở lên).
Ví dụ
phản ứng phân hủy:
KMnO
4→K
2MnO
4 + MnO
2 + O
2
KClO
3→KCl + O
2
CaCO
3→CaO + CO
2
2Fe(OH)
3→Fe
2O
3 + H
2O
Lưu ý: Các phản ứng phân hủy trên đều xảy ra ở nhiệt độ cao.
- Hầu hết các phản ứng thuộc
phản ứng phân hủy đều xảy ra ở nhiệt độ cao.