Hệ thống kiến thức cần nhớ học Hóa Học lớp 8

Thứ ba - 06/03/2018 23:03

Tổng hợp hệ thống hóa kiến thức Hóa Học lớp 8

Tổng hợp hệ thống hóa kiến thức Hóa Học lớp 8
Hệ thống lại toàn bộ kiến thức Hóa Học lớp 8 chi tiết đầy đủ nhật giúp các em học sinh nắm được khối lượng kiến thức môn Hóa Học lớp 8 từ đó có kế hoạch học tập cho phù hợp nhất

Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử

  • Lý thuyết về chất - nguyên tử - phân tử (chi tiết)

  • Các dạng bài tập chất - nguyên tử - phân tử

  • Bài tập tự luyện chất - nguyên tử - phân tử

Trong chương 1 chúng ta cần nhớ được kiến thức liên quan tới các khái niệm về chất là gì, phân biệt được các chất mà chủ yếu chúng ta thường phải phân biệt giữa đơn chất là gì, hợp chất là gì để sau này áp dụng vào làm các bài tập thí nghiệm, thực hành thí nghiệm Hóa Học hay đơn giản là những bài tập tìm chất, hay viết phương trình phản ứng Hóa Học của các chất đã cho.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải hình dung ra nguyên tử là cái quái quỷ gì và cả phân tử nữa. Thật ra để ghi ngớ nguyên tử cũng không thực sự quá khó khăn. Bạn có thể tưởng tượng rằng mỗi nguyên tử đều có những đặc trưng riêng mà ở đây chúng ta thường nhắc tới số proton là cái mà có trong lõi hạt nhân. Nó bằng số electron là cái nó quay bên ngoài hạt nhân vậy. Số P bằng số Electron(e) do đó 1 nguyên tử bình thường lúc nào cũng trung hòa về điện. Phân tử là một nhóm liên kết với nhau, trung hòa về điện. Ví dụ như phân tử oxy[O2] được liên kết bởi 2 nguyên tử Oxy[O] . . . 
Còn lại những kiến thức về Chất là gì, Nguyên tử là gì, Phân tử là gì tôi sẽ đề cập tới các bạn thông qua những bài tập cơ bản nhất hoặc những kiến thức sau này liên quan tới chúng.

Chương 2: Phản ứng hóa học

  • Lý thuyết trọng tâm về phản ứng hóa học

  • Các dạng bài tập chương phản ứng hóa học

  • Bài tập ôn luyện chương phản ứng hóa học

Tới chương 2 chúng ta đã bắt đầu quen với công việc khi nghiên cứu hóa học đó là các em sẽ tiếp xúc với nhiều dạng lý thuyết hơn như sự biến đổi chất như thế nào để xảy ra phản ứng Hóa Học. Từ cơ sở đó, chúng ta bắt đầu đi lập phương trình Hóa Học. Trong một phương trình Hóa Học sẽ đi suốt theo chúng ta trong quá trình học tập, tuy nhiên tôi sẽ đề cập trước mắt với các bạn một số yêu cầu liên quan tới lập phương trình Hóa Học như cân bằng phương trình Hóa Học, Định luật bảo toàn : Định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng . . .
Từ một phản ứng Hóa Học bình thường chúng ta tổng quát hóa lên thành phương trình và từ đó giúp chúng ta định lượng, định tính các yêu cầu mà bài tập Hóa Học sẽ đưa ra cho chúng ta.
Từ phương trình Hóa Học cũng sẽ có rất nhiều các dạng bài tập sẽ liên quan tuy nhiên, trước mắt chúng ta cần nhớ cho tôi tối thiếu nhất được:
- Tên và ký hiệu các nguyên tố Hóa Học
- Hóa trị của từng nguyên tố
- Phân biệt được đâu là kim loại, đâu là phi kim
- Lý thuyết cơ bản nhất về phương trình Hóa Học
- Một số định luật như: Định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn khối lượng.
Những yêu cầu để học môn Hóa Học như bên trên các bạn thầy có quá là nặng nhọc không ? Các bạn có thể chia sẻ với chúng tôi thông qua webchat = ? > Truy cập ngay

Chương 3: Mol và Tính toán hóa học

  • Lý thuyết quan trong về mol và tính toán hóa học

  • Phương pháp giải bài tập mol - tính toán hóa học

  • Bài tập tự luyện mol - tính toán hóa học

Tới chương 3 tức là chúng ta đã đi được 1/2 chặng đường rồi. Các bạn cảm nhận khi tới chương này thế nào? Bạn có yêu môn hóa học không hay là rất ghét, cực kỳ ghét vì mình học mà chẳng hiểu là mình đang học quái quỷ gì nữa.
Khi các bạn không thấy thích thú học môn Hóa Học nữa tôi chắc chắn các bạn chưa thực sự chú tâm vào việc học Hóa học của mình. Bạn hãy nhớ lại, hai chương trước bạn đã học được gì rồi?
Tôi dám chắc là kiến thức của các bạn chưa có nhiều là mấy do vậy khi bạn càng học môn hóa học, bạn càng cảm thấy chán nản, ghét vì học có hiểu gì đâu.
Do vậy, nếu bạn chưa nắm hết kiến thức hai chương trước bạn hãy đọc lại phần trên và xem lại kiến thức của mình nhé.
Kiến thức chương 3 - Rất quan trọng
Đây là chương khởi đầu cho sự phức tạp tính toán trong môn Hóa Học. Đây cũng chính là nơi các bài toàn Hóa Học bắt đầu khai sinh ra một đế chế song song với lý thuyết Hóa Học như chương 1 và chương 2.
Ở chương này, chúng ta cần nắm cực kỳ nhuần nhuyễn khái niệm Mol là gì ? Công thức tính Mol như thế nào là đúng và các phần tử trong một công thức tính mol có ý nghĩa ra làm sao ?
Mol nó là cái gì đó thức sự có ý nghĩa rất nhiều trong tính toán và giải các bài tập Hóa Học. được định nghĩa như thế nào. Mol có liên quan rất nhiều tới bài tập Hóa Học sau này. Mol tôi cũng thực sự không nhớ do ai định nghĩa nhưng có lẽ ông Av đã tạo ra nó trong công trình nghiên cứu về lĩnh vực nguyên tử trong Vật Lý.

Mol là đơn vị đo lường dùng trong hóa học nhằm diễn tả lượng chất có chứa 6,022.1023 số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Chương 4: Oxi - Không khí

  • Lý thuyết trọng tâm oxi - không khí

  • Phương pháp giải bài tập oxi - không khí

  • Bài tập ôn luyện chương oxi - không khí

Oxy [O2]
 
Oxi là một chất khí không thể thiếu để duy trì sự sống trên trái đất, hành tinh của chúng ta. Oxy vô cùng quan trọng trong việc trao đổi khi cung cấp nguồn nguyên liệu chuyển hóa trong cơ thể giúp mọi sinh vật hoạt động, sinh trưởng và phát triển . . . Có lẽ như vậy, sách giáo khoa lớp 8 đã chọn Oxy là bài mở đầu khi chúng ta tìm hiểu về nguyên tố, chất cần nghiên cứu trong Hóa Học.
Ở trong chương Oxy các bạn hãy nhớ những thông tin sau:
1. Tính chất vật lý của Oxy
- Oxy là chất không màu, không mùi, không vị.
- Hóa lỏng ở -183oC.
- Ít tan trong nước
2. Tính chất Hóa Học cơ bản của Oxy
- Tác dụng với hầu hết các kim loại tạo Ôxít bazơ.
- Tác dụng với hầu hết phi kim tạo Ôxít axít
3. Điều chế
Điều chế oxy trong phòng thí nghiệm chủ yếu nhiệt phân các chất giàu Oxy như KMnO4 , KClO3 . . .

Chương 5: Hidro - Nước[H2O]

  • Lý thuyết hidro - nước (chi tiết và đầy đủ)

  • Phương pháp giải bài tập hidro - nước

  • Bài tập tự luyện hidro - nước

Nắm được tính chất của Hidro để áp dụng vào viết phương trình phản ứng Hóa Học lớp 8 thuần thục nhất nhé các em. Về tính chất cơ bản của Hidro gồm có:
1. Tính chất Vật Lý của Hidro:
- Là chất khí không màu, không mùi, không vị nhẹ hơn không khí 14,5 lần.
- Rất ít tan trong nước
- Hóa lỏng ở -183oC
- Là khí nhẹ nhất cho tới hiện tại
2. Tính chất Hóa Học của Hidro
- Tác dụng với Oxy
- Tác dụng với Đồng Ôxít : Thật ra đây là tính khử của Hidro haizz

Chương 6: Dung dịch

  • Tổng hợp các lý thuyết quan trọng chương dung dịch (đầy đủ và chi tiết)

  • Phương pháp giải bài tập chương dung dịch

  • Bài tập tự luyện chương dung dịch

Trong chương 6 này có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải nắm vững để tăng cường mức độ am hiểu cho mình và đặc biệt là vận dụng nhanh vào giải bài tập sau này.

Liên tục cập nhật . . .

Tác giả: TC - Chemistry, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 302 trong 67 đánh giá

4.5 - Xếp hạng: 4.5 - 67 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây