I – Axit là gì ?
Axit là một hợp chất mà trong đó có một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết gốc axit. Các nguyên tử Hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ:
– HCl là một axit vô cơ có tên gọi là Axit Clohdric trong hợp chất có 1 nguyên tử Hidro liên kết với 1 gốc axit -Cl.
– H2SO4 là một axit vô cơ có tên gọi là Axit Sunfuric trong hợp chất có 2 nguyên tử Hidro liên kết với 1 gốc axit =SO4.
– H3PO4 là một axit vô cơ có tên gọi là Axit Photphoric trong hợp chất có 3 nguyên tử Hidro liên kết với 1 gốc axit ≡PO4.
Tương tự phân tích như trên, chúng ta sẽ có một vài axit vô cơ khác nữa như sau: HNO3, H2CO3, H2SO3 . . .
II – Công thức hóa học của Axit là gì ?
Công thức hóa học của Axit gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro và Gốc axit. Vậy tại sao không có nhiều gốc axit trong công thức hóa học của axit ?
Khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta phải nhớ kỹ về hóa trị của Hidro trong hầu hết hợp chất đều là I. Do đó, khi hidro liên kết với gốc axit thì chỉ cần 1 gốc axit thôi là đủ rồi. Còn ngược lại, gốc axit có nhiều gốc có nhiều hóa trị khác nhau nên sẽ có một hoặc nhiều nguyên tử hidro có trong công thức hóa học của axit.
III – Phân loại axit hóa lớp 8
Để phân loại axit có nhiều cách khác nhau và có nhiều căn cứ xác định khác nhau như:
– Phân loại axit theo độ mạnh yếu của các axit.
– Phân loại axit xem axit đó thuộc nhóm axit vô cơ hay axit hữu cơ.
– Phân loại axit dựa vào thành phần phân tử xem có oxi hay không có oxi.
và còn nhiều cơ sở khác nhau nữa để chúng ta có thể đưa ra tiêu chí phân loại axit. Tuy nhiên, trong chương trình hóa học lớp 8 các em cần nhớ phân loại axit dựa vào thành phần phân tử, axit được chia thành 2 loại: Axit không có oxi và Axit có oxi.
– Axit không có oxi nghĩa là trong phân tử cấu tạo của axit sẽ không có mặt nguyên tố oxi ví dụ như axit clohidric (HCl), axit sunfurơ (H2S) . . .
– Axit có oxi có nghĩa là trong phân tử cấu tạo của axit sẽ có thành phần nguyên tố oxi trong đó ví dụ như Axit sunfuric (H2SO4), Axit Nitơríc (HNO3) . . .
IV – Cách gọi tên axit vô cơ đơn giản nhất
Dựa vào phân loại trong chương trình hóa học lớp 8 như ở trên, chúng ta sẽ tìm hiểu 2 cách gọi tên của axit đó là:
– Cách gọi tên axit không có oxi
– Cách gọi tên axit có oxi.
1. Cách gọi tên axit không có oxi
Tên axit = Axit + Tên phi kim + Hiđric
Ở trên là công thức đọc tên axit không có oxi nhưng chúng ta nên nhớ công thức này áp dụng với hầu hết các loại axit mà chúng ta sẽ học thôi nhé. Ngoài ra sẽ còn nhiều cách gọi tên khác nhau nữa đấy.
2. Cách gọi tên axit có oxi
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit = Axit + Tên của phi kim + ic
+ Axit có ít nguyên tử oxi
Tên axit = Axit + Tên phi kim + ơ.
3. Một vài ví dụ cách đọc tên axit vô cơ
– H2SO4 có tên gọi là Axit – Sunfu – IC
– H2SO3 có tên gọi là Axit – Sunfu – Ơ.
– HNO3 có tên gọi là Axit Nitơric.
– HCl có tên gọi là Axit Clo Hidric.
Tên gọi của một số gốc axit:
– -NO3: Nitrat.
– =SO4: Sunfat.
– ≡PO4: Photphat.
=SO3: Sunfit.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.