Hóa học lớp 8 - Bài 12 - Sự biến đổi chất

Thứ năm - 12/03/2020 13:58
Trong những chương khác các em đã học về chất là gì và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ học về phản ứng hóa học của các chất. Trước tiên, chúng ta cần biết được với chất có thể xảy ra những biến đổi gì và thuộc hiện tượng vật lý hay hóa học.
Hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới để nắm rõ hơn nội dung yêu cầu của bài giảng này nhé các em.
Hóa học lớp 8 - Bài 12 - Sự biến đổi chất

Hóa học lớp 8 - Bài 12: Sự biến đổi chất

I - Hiện tượng vật lý

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều biết đến đá được làm từ nước bằng cách khi chúng ta để một khay chứa nước vào trong ngăn đá của tủ lạnh. Sau một thời gian nhiệt độ hạ xuống và nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi đó chúng ta gọi nước ở trạng thái rắn là đá.

Tuy nhiên, khi chúng ta mang đá để ra ngoài phòng (Nhiệt độ phòng hay còn gọi là nhiệt độ môi trường) thì chúng ta lại quan sát được hiện tượng đá chảy thành nước lỏng và chúng ta mang nước lỏng này đun sôi thì chúng ta thấy nước chuyển thành hơi nước và ngược lại.
sự biến đổi của nước ở trạng thái rắn lỏng khí
Chúng ta quan sát quá trình trên thì nước đều được cầu tạo nên từ hợp chất là H2O và trong cả 3 quá trình [Đông đặc, Ngưng tụ và Bay hơi] thì nước vẫn là nước vẫn có công thức hóa học là H2O. Chúng ta có thể hiểu là sau tất cả các quá trình biến đổi, chất chỉ biến đổi trạng thái [Rắn - Lỏng - Khí] mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì sự biến đổi như thể của chất chúng ta gọi là hiện tượng vật lý.

II - Hiện tượng hóa học

Để nhận biết được và hiểu rõ về hiện tượng hóa học. Các em có thể thực hiện một vài thí nghiệm rất đơn giản như sau:

Thí nghiệm 1: Chúng ta trộn bột lưu huỳnh với bột sắt theo tỷ lệ 1:1 được một hỗn hợp A. Chia hỗ hợp A này thành 2 phần như nhau sau đó:
Phần 1: Lấy thanh nam châm đưa lại gần
Phần 2: Đổ vào trong một ống nghiệm và đun nóng ở nhiệt độ cao
Quan sát thí nghiệm:
Phần 1: Vì sắt có tính từ nên sẽ bị nam châm hút lên khỏi hỗn hợp. Khi đó chúng ta nhận biết được sắt vẫn là sắt và lưu huỳnh vẫn là lưu huỳnh. Hai chất này vẫn chưa có sự biến đổi. Do vậy, chúng ta cũng gọi hiện tượng trên là hiện tượng hóa học.
Phần 2: Sau khi đun hỗn hợp trên một thời gian ta thấy hỗn hợp nóng và sáng lên. Màu sắc hỗn hợp chuyển dần thành màu xám, lấy nam châm thì không còn lực hút nữa và ta kết luận hỗn hợp trên không còn những tính chất của chất ban đầu là lưu huỳnh và sắt nữa. Thay vào đó, hợp chất trên được gọi là hợp chất Sắt(II) Sunfua có công thức hóa học là FeS2 được hình thành.
Vậy ta có thể nói khi đun nóng, tại phần thứ 2 đã xảy ra sự biến đổi chất cũ thành chất mới. Sự biến đổi như thế gọi là hiện tượng hóa học.

Tác giả: TC - Chemistry, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 70 trong 14 đánh giá

5 - Xếp hạng: 5 - 14 phiếu bầu
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây