I – Định nghĩa phản ứng hóa học
Phản ứng hóa học là một quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Trong đó, chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng hay chất tham gia. Chất mới tạo ta trong quá trình phản ứng chúng ta gọi là sản phẩm phản ứng hay gọi tắt là sản phẩm.
Phản ứng hóa học được thể hiện theo từng phương trình phản ứng và từng phương trình phản ứng hóa học được thể hiện bằng ký hiệu hóa học của nguyên tố hoặc công thức hóa học các chất mà hôm trước các em đã tìm hiểu. Nếu em nào chưa rõ, hãy xem lại bài viết Công Thức Hóa Học ngay nhé.
Nhưng để đơn giản, các em hãy tìm hiểu qua phương trình hóa học bằng chữ bên dưới đây trước nhé.
Tên chất phản ứng | Tên chất sản phẩm | ||
Ví dụ | Hidro + Oxi | → | Nước |
Cách đọc | Hidro tác dụng với Oxi ở nhiệt độ cao tạo thành nước | ||
Ví dụ | Nhôm + Oxi | → | Nhôm (III) Oxit |
Cách đọc | Kim loại Nhôm tác dụng với Oxi tạo thành hợp chất Nhôm (III) Oxit |
Trong quá trình phản ứng, lượng chất tham gia phản ứng sẽ giảm dần và lượng sản phẩm sẽ tăng dần.
Tham khảo thêm:
Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào chất tham gia cũng phải hết do vậy ta sẽ chia ra những trường hợp sau đây:
Thứ 1: Khi chất tham gia phản ứng hết người ta gọi đây là phản ứng thuận
Thứ 2: Khi chất tham gia phản ứng không hết mà sau khi phản ứng vẫn còn thì đây thuộc kiểu phản ứng thuận nghịch. Trong phản ứng này, khi chất tham gia phản ứng tạo thành sản phẩm nào đó và sản phẩm nào đó phân hủy lại thành chất tham gia thì khi đó gọi là cần bằng phản ứng được thiết lập.
II. Diễn biến của phản ứng hóa học
Trong bài số 6 các em đã được học về phân tử. Chúng chính là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Nhưng các em cần biết một điều quan trọng là khi phản ứng xảy ra chính là các phân tử tương tác với nhau và khi đó người ta nói phản ứng giữa các chất chính là thể hiện tương tác giữa các phân tử.
Trong hình bên dưới chính là mô tả quá trình xảy ra phản ứng khi cho khí H2 và khí O2 tác dụng với nhau ở nhiệt độ cao.
Các em hãy quan sát kỳ hình bên dưới và theo dõi nội dung về quá trình phản ứng nhé.
Trước khi xảy ra phản ứng, khí H2 và khí O2 đều ở dạng đơn chất bao gồm:
– 2 nguyên tử Hidro liên kết với nhau
– 2 nguyên tở Oxi liên kết với nhau.
Trong hình, nguyên tử có màu xanh chính là Oxi và có màu xám chính là Hidro.
Sau khi đáp ứng được điều kiện thích hợp thì phân tử khí Hidro và Oxi bắt đầu tách ra thành những nguyên tử riêng biệt. Ngay sau đó, cứ 2 nguyên tử Hidro liên kết với 1 nguyên tử Oxi để tạo thành 1 phân tử nước.
Nhận xét sau khi quan sát quá trình phản ứng giữa Hidro và Oxi
– Trước phản ứng, nguyên tử Hidro liên kết với nhau và nguyên tử Oxi liên kết với nhau.
– Sau phản ứng, 2 nguyên tử Hidro liên kết với 1 nguyên tử Oxi tạo thành chất có công thức là H2O
– Trong và sau quá trình phản ứng số lượng nguyên tử H cũng như số nguyên tử O được giữ nguyên.
Vậy, trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác..
III – Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ?
1. Các chất tiếp xúc trực tiếp với nhau
Để xảy ra phản ứng hóa học thì các chất phải trực tiếp tiếp xúc với nhau. Ở đây, chúng tôi nói về những trạng thái của chất khi tham gia phản ứng là Rắn, Lỏng, Khí. Vậy có các trường hợp nào xảy ra phản ứng mà các chất tiếp xúc trực tiếp với nhau ?
a. Chất rắn tiếp xúc với chất rắn
Khi cho một tý bột sắt trộn lẫn bột lưu huỳnh rồi cho phản ứng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được FeS là chất rắn
Phương trình phản ứng hóa học như sau: Fe + S => FeS
b. Chất rắn tiếp xúc với chất lỏng
Ở trường hợp này thì có rất nhiều, một trong những ví dụ mà các em nên nhớ ngay từ bây giờ đó chính là cho kim loại tác dụng được với axit vào trong dung dịch axit. Đó chính là trường hợp chất rắn tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng để quá trình phản ứng xảy ra.
Một ví dụ về trường hợp này được minh họa bởi phản ứng thả thanh sắt vào dung dịch Axit Clohydric [Dư] khi phản ứng xảy ra chúng ta sẽ thấy thanh sắt tan dần và có bọt khí sủi lên. Đợi sau khi quá trình phản ứng kết thúc đó là lúc thanh sắt tan hoàn toàn và không còn bọt khí sủi lên nữa. Sau phản ứng chúng ta chỉ có được một dung dịch đồng nhất mà thôi.
c. Chất rắn tác dụng với chất khí
Trường hợp chất rắn tác dụng với chất ở trạng thái khí hoặc hơi cũng không hề hiếm trong tự nhiên, cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Khi chất ở trạng thái rắn thường chúng ta sẽ nung nóng chất rắn trước sau đó sẽ dẫn một luồng khí đi qua để phản ứng có thể xảy ra.
Hãy quan sát vào hình bên dưới đây nào
Chúng ta thấy rằng chất rắn đồng (II) oxit được nung nóng ở nhiệt độ nào đó. Sau đó người ta dẫn một luồng khí H2 qua chất rắn trên và cuối cùng sau khi phản ứng xảy ra chúng ta thu được Cu và hơi nước.
Như vậy, luồng khí H2 đã trực tiếp tiếp xúc với chất rắn là Đồng II Oxit được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp để phản ứng có thể xảy ra.
d. Chất lỏng tiếp xúc trực tiếp với chất khí
Một trong những hiện tượng các em có thể làm được đó chính là thổi một hơi vào dung dịch nước vôi trong. Sau khi phản ứng xảy ra, các em sẽ quan sát được hiện tượng vẩn đục trong cốc nước đụng nước vôi trơng đó. Đây là trường hợp chất khí tác dụng khi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng.
Phương trình phản ứng khi thổi hơi thở vào cốc nước vôi trong như sau:
Ca(OH)2 + CO2 => CaCO3 + H2O
e. Chất lỏng tiếp xúc trực tiếp với nhau
Chất lỏng tiếp xúc trực tiếp với nhau để xảy ra phản ứng khi đó là 2 loại dung dịch chứa các chất có thể tác dụng được với nhau.
Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 ta thấy có hiện tượng kết tủa màu nâu đỏ. Hình ảnh kết tủa các em có thể quan sát màu sắc ở bên dưới
Phương trình phản ứng khi cho dung dịch NaOH từ từ vào dung dịch FeCL3 như sau:
Để phản ứng hóa học xảy ra, chúng ta sẽ cho hai chất khí vào với nhau và tạo điều kiện thích hợp để phản ứng hóa học có thể xảy ra. Một trong những ví dụ các em đã được biết đến chính là cho khí H2 tác dụng với khí Oxi ở nhiệt độ cao tạo thành nước.
Phản ứng khí hidro và khí oxi gây nổ mạnh, do vậy khi thực hiện thí nghiệm các em cần chú ý điều này.
Phương trình phản ứng được thể hiện như sau:
2. Cần cung cấp nhiệt lượng đến mức độ nào đó
Tuy nhiên, một vài phản ứng vẫn cần chúng ta cung cấp nhiệt độ trong suốt quá trình phản ứng ví dụ như phản ứng hidro khử đồng (II) oxit.
3. Chất xúc tác là quan trọng ?
Lưu ý: Chất xúc tác không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
IV – Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
1. Nhận biết phản ứng hóa học dựa vào chất tham gia ?
2. Nhận biết phản ứng hóa học dựa vào sản phẩm ?
3. Quá trình biến đổi ?
Lưu ý: Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, hãy học tập thêm để nâng cao kỹ năng dự đoán nhé 😀 😀 😀
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.