Nội dung trong bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu về mối quan hệ giữa các chất tham gia phản ứng hóa học và các chất tạo thành sau phản ứng hóa học.
Để hiểu rõ hơn về nội dung của bài học, các em hãy quan sát thí nghiệm như hình bên trên:
1. Thí nghiệm hóa học
a. Trước khi phản ứng hóa học xảy ra
Trên đĩa cân A đặt hai cốc gọi là Cốc 1 và Cốc 2 chưa dung dịch Bari Clorua và dung dịch Natri Sunfat. Đặt quả cân lên đĩa B làm sao cho mũi kim ở vị trí cân bằng.
Sau đó, lấy Cốc 1 đổ dung dịch vào Cốc 2 và lắc cho đến khi hai dung dịch được trộn lẫn vào với nhau. Sau khi được tiếp xúc trực tiếp, chúng ta thấy tạo thành chất rắn có màu trắng xanh xuất hiện và đó chính là BaSO4 gọi là Bari Sunfat không tan trong dung dịch sau khi phản ứng hoàn toàn xảy ra.
Phương trình phản ứng mô tả thí nghiệm trên được viết như sau:
Phương trình hóa học bằng chữ: Bari Clorua + Natri Sunfat => Bari Sunfat + Natri Clorua
Phương trình hóa học bằng công thức hóa học: BaCl2 + Na2SO4 => BaSO4 + NaCl
Sau khi phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn, chúng ta sẽ quan sát được như hình b) Sau phản ứng mũi kim chỉ vẫn ở vị trí cân bằng.
Như vậy, khối lượng trước và sau khi phản ứng không có sự chênh lệch, thay đổi và từ đó đã có định luật bảo toàn khối lượng.
2. Định luật bảo toàn khối lượng là gì ?
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau:
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Qua thực nghiệm quan sát ở trên, chúng ta thấy được sau khi phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn thì tổng khối lượng không thay đổi. Trong phương trình hóa học trên, diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan tới electron còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố thì được bảo toàn cũng chính vì đó mà khối lượng của nguyên tử không thay đổi mà được bảo toàn trước và sau khi phản ứng hóa học xảy ra.
3. Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng
Để hiểu rõ hơn và dễ áp dụng hơn khi làm bài tập các em có thể giả sử có phản ứng giữa hai chất tham gia là A và B. Sau phản ứng chúng ta thu được chất C và chất D. Ta có thể viết công thức khối lượng của các chất như sau:mA + mB = mC + mD
Trong đó, mA, mB, mC, mD là khối lượng của mỗi chất.
Ví dụ: Viết công thức bảo toàn khối lượng của các chất có trong phương trình hóa học sau đây:
BaCl2 + Na2SO4 => BaSO4 + NaCl
mBaCl2 + mNa2SO4 = mBaSO4 + mNaCl
Các em hãy ghi nhớ nội dung của Định luật bảo toàn khối lượng nhé. Sau này sẽ dùng rất nhiều ở nhiều dạng bài tập hóa học khác nhau. Lý thuyết của bài viết đến đây là kết thúc, bài tập về phần này cũng khá quan trọng và đa dạng. Các em hãy theo dõi bài viết sau nhé, những liên kết sẽ ở bên dưới bài viết này.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.