1. Sự cháy là gì ?
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Thật vậy, ở những bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về oxi và các chất hóa học khác rồi. Một trong những phản ứng quen thuộc đó chính là đốt cháy hidro trong không khí(oxi) thu được hơi nước. Ở phản ứng này, khi hidro cháy chúng ta quan sát được ngọn lửa và có thể nói rằng hidro cháy trong không khí(oxi) tạo thành hơi nước.
Một ví dụ khác đó chính là lưu huỳnh cháy trong oxi, photpho cháy trong oxi có kèm tỏa nhiệt và phát sáng thì tất cả đó đều gọi là sự cháy.
Sự cháy của một chất trong không khí và oxi có gì giống và khác nhau ?
+ Giống nhau: Đó chính là sự oxi hóa, là quá trình tác dụng của chất đó với oxi mà thôi.
+ Khác nhau: Trong không khí, sự cháy xảy ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong khi chất đó cháy tương tự như ở trong oxi. Để giải thích cho điều này thì chúng ta xem lại bài trước một chút nhé. Nồng độ khí oxi có trong không khí thấp hơn rất nhiều so với khi chất đó cháy trong oxi được coi là nguyên chất nên diện tích tiếp xúc và khả năng oxi gặp chất đó cao hơn. Ngoài ra, một phần nhiệt của phản ứng sinh ra sẽ có tác dụng đốt nóng khí Nitơ nữa nên dó đó nhiệt độ sự cháy của một chất trong không khí sẽ thấp hơn.
2. Sự oxi hóa chậm
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Sự oxi hóa chậm thường xảy ra trong tự nhiên như các đồ vật bằng gang sắt thép trong tự nhiên dần dần biến đổi thành sắt oxit. Sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể luôn diễn ra và tạo ra năng lượng đó giúp cơ thể hoạt động được. Nguồn oxi để xảy ra quá trinh oxi hóa trong cơ thể thông qua quá trình hô hấp, đào thải CO2 và hấp thụ O2 vào cơ thể.
Trong điều kiện nào đó, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó ta gọi là sự tự tốc cháy.
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy.
– Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
– Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới mức nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí oxi.
Lưu ý: Phương pháp trên chỉ là tương đối, những biện pháp dập tắt sự cháy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.