Nguyên tố hoá học | Hoá học lớp 8 bài 5

Thứ năm - 20/06/2019 02:58
Nguyên tố Hoá Học là cụm từ được sử dụng rất nhiều khi các em học tập môn Hoá Học và để hiểu rõ nhất về nguyên tố Hoá Học là gì thầy sẽ cùng với các em tìm hiểu nội dung sau đây
Nguyên tố hoá học trong hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Nguyên tố hoá học trong hệ thống bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

I Nguyên tố Hoá Học là gì ?

1. Định nghĩa

Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân nguyên tử.
Trên thực tế, chúng ta chỉ đề cập tới những lượng nguyên tử vô cùng lớn như để tạo ra 1 gam nước cũng cần tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi và nguyên tử hidro còn nhiều gấp đôi thế.
Do vậy, chúng ta nên gọi đó là những nguyên tử loại này hay những nguyên tử loại kia thì người ta nói nguyên tố hoá học này, nguyên tố hoá học kia.
Từ định nghĩa ở trên ta có số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học nào đó.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học thì chúng đều có tính chất hoá học như nhau hay nói cách khác là tương tự nhau.

2. Ký hiệu hoá học

Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa ta gọi đó là "Ký hiệu Hoá Học"
Ví dụ
Ký hiệu hoá học của nguyên tố hidro là H
Ký hiệu hoá học của nguyên tố canxi là Ca
Ký hiệu hoá học của nguyên tố cacbon là C
Theo quy ước thì mỗi ký hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.
Ký hiệu hoá học của nguyên tố hidro là H ta hiểu đó là ký hiệu hoá học chỉ 1 nguyên tử hidro còn để thể hiện hai nguyên tử hidro thì chúng ta viết là 2 H.
Ký hiệu hoá học được sử dụng trên toàn thế giới nên chúng có quy ước thống nhất và có quy định bắt buộc.

II Nguyên Tử Khối

Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé như vậy nếu chúng ta tính bằng gam thì trị số quá nhỏ làm cho tính toán rất mất nhiều thời gian, công sức . . . và không tiện khi sử dụng.
Ví dụ khối lượng của 1 nguyên tử C bằng: 0,000000000000000000000019926 g = 1,9926x10-23 g
Chính vì vậy mà trong khoa học sử dụng cách riêng để biểu thị khối lượng của một nguyên tử.
Người tra quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử và gọi đó là đơn vị cácbon.
Viết tắt của đơn vị cacbon là đvC
Ký hiệu quốc tế của đơn vị cacbon là u
Dựa vào quy ước trên, ta có thể tính được khối lượng của một số nguyên tử như sau:
MC = 12 đvC
MH = 1 đvC
MO = 16 đvC
Các giá trị này chỉ thể hiện nặng nhẹ giữa các nguyên tử và lưu ý rằng khối lượng trên chủ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối và định nghĩa như sau:
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cácbon
Bình thường, ta có thể bỏ viết tắt của đơn vị cacbon.
Lưu ý: Mỗi nguyên tố có khối lượng nguyên tử nhất định. Vì vậy, khi ta biết được khối lượng của nguyên tố X nào đó thì ta có thể biết được X là nguyên tố hoá học nào.

III Có bao nhiêu nguyên tố hoá học

Đến nay, khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố hoá học. Trong số này có 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên (bao gồm các nguyên tố phát hiện trên trái đất và trong hệ mặt trời, mặt trăng, một số các ngôi sao . . .) số còn lại do con người tổng hợp và được gọi là nguyên tố nhân tạo.
Các nguyên tố trong tự nhiên có trong lớp vỏ trái đất được phân chia như hình ảnh sau đây:
tỷ lệ % khối lượng các nguyên tố hoá học

Qua quán sát số liệu về tỷ lệ phần trăm các nguyên tố hoá học trên vỏ trái đất chúng ta có nhận xét là không đồng đều.
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất chiếm 49,4% và chỉ có 9 nguyên tố đã chiếm tới 98,6% khối lượng vỏ trái đất rồi.
Trong số 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là CHON thì C và N là hai nguyên tố thuộc nguyên tố có khá ít.

Tác giả: TC - Chemistry, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 121 trong 27 đánh giá

4.5 - Xếp hạng: 4.5 - 27 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây