Tại sao đường lại ngọt ?
Đường chúng ta ăn, sử dụng hàng ngày là loại đường Saccarose đây là một đại phân tử đường bởi 1 phân tử đường Saccarose lại gồm 2 phân tử đường nhỏ hơn nữa là glucose và fructose liên kết với nhau theo một trật tự nhất định có định hướng không đổi.
Đường có
vị ngọt bởi 2 nguyên nhân sau đây:
- Cấu trúc hóa học của đường.
- Cấu tạo của cơ quan thụ cảm ở lưỡi.
1. Cấu trúc hóa học của đường dẫn đến vị ngọt
Phân tử đường saccarose có công thức hóa học là C12H22O11 với
cấu trúc phân tử gồm có nhiều nhóm OH kết hợp với nhay thông qua nguyên tử cacbon theo một định hướng, một trật tự nhất định mà chỉ có ở đường. Nhờ có
cấu trúc đặc biệt này mà nó có thể kết hợp rất khớp với cơ quan thụ cảm vị ngọt nằm ở trên bề mặt lưỡi sẽ kích thích hoặc tạo nên tín hiệu nào đó giúp chúng ta nhận biết được vị ngọt.
2. Cấu tạo cơ quan thụ cảm ở lưỡi.
Ở trên bề mặt lưỡi của chúng ta sẽ có rất rất nhiều các chồi thụ cảm có thể giúp chúng ta
phân biệt được các vị khác nhau. Trong mỗi chồi thụ cảm lại sẽ có nhiều tế bào thụ cảm khác mà mỗi tế bào thụ cảm sẽ mang một cấu trúc nhất định để khớp với những cấu trúc mang lại vị giác nên khi phân tử nào gắn kết được với cấu trúc protein ở lưỡi thì tế bào thụ cảm đó sẽ phát và truyền tìn hiệu thần kinh đến não bộ để phân tích và giúp chúng ta cảm nhận được vị của đồ ăn, đồ uống đó.