Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì lên học đại học?

Thứ năm - 05/08/2021 09:50
Tân sinh viên cần chuẩn bị gì khi nhập học đang là câu hỏi nỗi niềm trăn trở của nhiều học sinh, bậc cha mẹ trên khắp cả nước. Mỗi khi mùa thi cửa qua đi, đến ngày chúng ta cầm trên tay giấy báo nhập học với nhiều cảm xúc buồn vui, lo lắng lẫn lộn hết vào với nhau mà khi đó thường ta lại quên đi mình cần gì khi lên nhâọ học ? Trong bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn Tân Sinh Viên một chút chuẩn bị trước khi lên nhập học nhé!
Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì
Tân sinh viên cần chuẩn bị những gì

 

1. Tân Sinh viên khi nhập học cần những gì khi nhập học ?

Khi lên nhập học, việc đầu tiên mà mỗi học sinh cần chuẩn bị đó chính là một bộ hồ sơ đầy đủ, tương tất không thiếu bất kỳ giấy tờ nào để tránh việc di chuyển nhiều lần gây khó khăn và mang tới nhiều phiền phức. Để chuẩn bị bộ hồ sơ nhập học đầy đủ thì việc liên hệ với cán bộ tuyển sinh của trường là rất cần thiết. Thầy/cô hoặc anh/chị sẽ gửi một danh sách những giấy tờ cần thiết khi nhập học và từ đó mình dựa vào đó để chuẩn bị trước ở nhà thôi nhé. Hồ sơ nhập học thông thường sẽ có:
- Giấy báo trúng tuyển (100%) phải có nhé các em.
- Học bạ.
- Hồ sơ lý lịch sinh viên có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của chính quyền địa phương theo mẫu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.
- CMND/CCCD.
- Giấy chứng nhận ưu tiên / giấy hưởng chế độ chính sách nếu có.
- Ảnh 3x4 và ảnh 4x6.
Về giấy tờ thì các bạn tham khảo thông tin ở mặt sau mỗi phiếu báo trúng tuyển để biết được chi tiết xem trường mình chuẩn bị nhập học yêu cầu những giấy tờ gì và chuẩn bị nhé. Bên cạnh đó, các bạn hãy photo công chứng dưa ra tầm 3-4 bản để đó tiện dùng sau này khi lên nhập học sẽ có phát sinh thêm đấy.
Lư ý: Trong những giấy tờ cần làm có "Đăng ký nghĩa vụ quân sự" các bạn lên hỏi "Ban chỉ huy quân sự" phường/xã nơi mình sinh sống để được tư vấn thêm nhé. Giấy này là bắt buộc phải có.
Hồ sơ sinh viên gầm những gì
Hồ Sơ Sinh Viên (Mẫu)

2. Tân sinh viên nên ở đâu ?

Từ trước đến giờ, vấn đề nơi ở đối với tân sinh viên luôn luôn được cha mẹ đặc biệt quan tâm bởi con mình ở đó có tốt không, có đảm bảo an toàn không, nơi ở có gần trường không . . . 
Đối với sinh viên thông thường sẽ có 2 lựa chọn đó là tìm phòng trọ hoặc ở ký túc xá.

2.1 Tìm phòng trọ

Từ trước đến giờ, tìm phòng trọ luôn là vấn đề được nhiều bạn tân sinh viên quan tâm lắm vì có rất nhiều lựa chọn cho các bạn và sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chi phí của mình có thể đáp ứng được nữa. Bên cạnh đó, ở trọ có thể sẽ thoải mái hơn và tự do nhưng việc thuê trọ bên ngoài có khá nhiều vấn đề mà cần phải lưu ý nhé.
Những bạn tân sinh viên nên chọn những khu trọ gần trường, có thể đi bộ di chuyển 5-10 phút ra trường để đi lại cho thuận tiện mới sau này ngủ cho đã mắt. Ngoài ra, một số vấn đề nữa các bạn cần quan tâm là:
- Khu trọ có chung chủ không ?
- Kiểm tra vấn đề an ninh: Cổng, cửa . . . khu trọ như thế nào ? Có đảm bảo an toàn không.
- Khu trọ có gần chợ không ?
- Giá cả có phù hợp với mình không ?
Trước khi chốt thuê nhà trọ, sinh viên cần làm rõ một số vấn đề với chủ nhà như:
- Tiền cọc là bao nhiêu ?
- Bao nhiêu tiền một số điện, công tơ riêng hay chung và xem đường điện như nào ?
- Tiền nước, tiền internet . . . và các loại tiền khác có phát sinh thêm gì không ?
- Giờ giấc mở cửa như nào, có phù hợp với mình không ?
Tất cả những thông tin trên sinh viên cần đề cập tới trong một bản hợp đồng cụ thể và có chữ ký của mình và chủ nhà trọ để sau này dễ nói chuyện. Chúng tôi có đính kèm một bản hợp đồng thuê nhà ở phía bên dưới từ công ty luật nổi tiếng các bạn có thể tham khảo thêm nhé!

2.2 Ký túc xá sinh viên.

Ở ký túc xá thì các bạn yên tâm hơn về vấn đề an ninh nhưng nhớ chú ý tới bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. Bên cạnh đó, chi phí ở ký túc xá sẽ rẻ hơn, tiền điện nước giá nhà nước và chia đầu người.
Nhược điểm:
- Điểm trừ lớn nhất khi ở ký túc xá đó chính là không được nấu ăn.
- Ở tập thể đông người.
- Giờ giấc không thoải mái.

3. Đồ dùng sinh hoạt cho sinh viên.

Sinh viên cần chuẩn bị cho mình những đồ dùng sinh hoạt cần thiết như:
- Quần áo ở nhà: 4-6 bộ.
- Quần áo lên lớp: 3-5 bộ.
- Bàn học gấp gọn.
- Đèn học.
Các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày các em nên chuẩn bị ít ở nhà thôi, còn lại đồ chủ yếu lên trên này sắm cho tiện đỡ phải vận chuyển nhé. Chi phí ở trên này cũng bình dân như ở quê thôi không mắc lắm đâu.

4. Trang thiết bị học tập.

Laptop hay máy tính để bàn là một vật dụng không thể thiếu đối với tân sinh viên. Bởi vì hiện nay, các trường đại học đều sử dụng phần mềm để trình chiếu bài giảng trên lớp và sinh viên cũng cần chuẩn bị bài thuyết trình, tìm hiểu thông tin và làm bài tập về nhà trên máy tính. Tân sinh viên nên trực tiếp đến các cửa hàng điện tử trên thị trường để được tư vấn và quyết định chọn lựa sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình. Ngoài ra, nên cân nhắc chọn mua laptop hơn là máy tính để bàn vì các bạn sẽ cần mang theo khi học nhóm, thuyết trình hay làm bài tập trên lớp.
Tân sinh viên các ngành đồ họa, mỹ thuật thường cần nhiều dụng cụ học tập hơn nên phải tìm hiểu thật kỹ để mua đầy đủ. Vì còn là sinh viên, kinh phí eo hẹp nên hay lên một danh sách cụ thể những món cần mua trước khi bắt tay vào mua sắm để tránh bị cuốn vào những món đồ không cần thiết gây lãng phí.

5. Phương tiện đi lại.

Để chủ động thì các bạn nên có phương tiện đi lại là tốt nhất giúp các bạn có thể ra đây ra đó thư giãn, đi giao lưu với bạn bè. Ở nhà, mình có thể tận dụng phương tiện đi học cấp 3 như xe đạp điện (đừng lo tốn tiền điện nhé) hoặc nếu kinh phí tốt hơn thì có thể mua một chiếc xe rẻ thôi là cũng được. Bên cạnh đó, mạng lưới xe buýt trên Hà Nội dày đặc nên phương tiện đi lại này cũng cần được tìm hiểu kỹ nhé các em!

Tác giả: - Chemistry - TC, TC-Chemistry

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

5 - Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Thăm dò ý kiến

K2O có tan trong nước không ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây