Al + NaOH là một phản ứng hóa học thuộc nhóm oxi hóa khử và đặc biệt hơn đây là trường hợp một kim loại tác dụng với một bazơ tạo thành sản phẩm muối và giải phóng khí. Trong tất cả các kim loại, cùng với nhôm có rất ít kim loại làm được như này. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về phản ứng nhé.
Phương trình phản ứng hóa học Al + NaOH
Phương trình phân tử: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Phương trình Ion: 2Al + 2H2O + 2OH– → 2(AlO2)– + 3H2
Phản ứng Al + NaOH được xếp vào nhóm phản ứng oxi hóa khử bởi khi quá trình trao đổi chất diễn ra chúng ta nhận thấy sự thay đổi số oxi hóa của các chất như sau: Al → Al+3 và H+1 → H2 tức là ở đây chúng ta đã có quá trình trao đổi electron diễn ra như sau:
Al – 3e → Al+3
H+1 + 2e → H2
Điều kiện phản ứng
Điều kiện để phản ứng Al+NaOH xảy ra là nhiệt độ từ 400-500 độ C và không cần chất xúc tác nào nữa.
Cách thực hiện phản ứng Al+NaOH
Cho thanh nhôm hoặc bột nhôm vào dung dịch kiềm NaOH sau đó đun nóng tới nhiệt độ 400-500 độ C. Thí nghiệm này được thực hiện dễ dàng trong phòng thí nghiệm với hóa chất, trang thiết bị không có yêu cầu đòi hỏi cao.
>
Hiện tượng nhận biết phản ứng Al + NaOH
Khi phản ứng xảy ra, thanh nhôm bắt đầu tan dần và trong ống nghiệm có bọt khí sủi lên nhưng không có màu còn dung dịch thì trong suốt.
Ảnh: Hiện tượng thanh nhôm tác dụng với NaOH
Bài tập vận dụng phản ứng Al + NaOH
Ví dụ 1: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, ZnO, Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:
A. 7
B. 9
C. 10
D. 8
Hướng dẫn giải
Chọn B.
Các chất phù hợp là: Al, Al2O3, ZnO, Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3.
Ví dụ 2: Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
B. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4.
C. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được mol kết tủa.
D. Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Hướng dẫn giải
Chọn A.
Phản ứng : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
mol : a 2a
→ NaOH dư: a mol
Dung dịch X thu được gồm: NaAlO2 (a mol) và NaOH dư (a mol).
A. Đúng, sục CO2 dư vào dung dịch X thì:
CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3 ,
a mol ———————> a mol;
CO2 + NaOH → NaHCO3.
B. Sai, Trong dung dịch X có NaOH dư phản ứng với dung dịch CuSO4:
CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
C. Sai, Khi thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thì:
HCl + NaOH → NaCl + H2O,
a a
HCl + NaAlO2 + H2O → Al(OH)3 + NaCl
a a → a mol
– Phản ứng xảy ra vừa đủ do vậy chỉ có a mol kết tủa của Al(OH)3.
D. Sai, Dung dịch X có NaOH dư nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Ví dụ 3: Cho Al vào dung dịch kiềm NaOH. Hiện tượng thí nghiệm xảy ra như thế nào?
A. Al tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm NaOH.
B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện.
C. Al tan hoàn toàn trong dung dịch kiềm NaOH và sủi bọt khí không màu.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Hướng dẫn giải
Chọn C.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.