Fe + I2 ⟶ FeI2
Phản ứng Fe+I2 là một phản ứng hoá học thuộc nhóm phản ứng oxi hoá khử trong đó chất nhường electron là chất khử gắn liền với quá trình oxi hoá và chất nhận electron là chất oxi hoá gắn liền với quá trình khử của các nguyên tố tương ứng.
Trong phản ứng Fe+I2 ta có thể xác định được Fe là nguyên tố nhường electron và I2 là chất nhận electron quá trình được biểu diễn như sau:
- Fe – 2e ⟶ Fe2+
- I2 + 1e ⟶ I–
Điều kiện phản ứng Fe+I2
Để phản ứng hoá học Fe và I2 xảy ra được nhanh mãnh liệt hơn so với bình thường thì chúng ta đun nóng dung dịch I2 ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Hiện tượng: Thanh sắt trong dung dịch I2 sẽ tan dần dần và hỗn hợp tạo thành có màu tím đen.
Tại sao Fe+I2 không tạo thành FeI3 ?
Fe khi phản ứng với I2 không tạo ra được Fe(III) mà I2 chỉ có thể oxi hóa Fe lên Fe(II) do I2 có tính oxi hóa nhưng không mạnh bằng các halogen khác như Cl2, Br2.
Các dạng bài tập cơ bản
Ví dụ 1: Điều kiện để phản ứng giữa sắt và iot xảy ra là
A. xúc tác Ni
B. xúc tác Mn
C. Nhiệt độ cao
D. Áp suất cao
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Ví dụ 2: Cho sắt tác dụng với iot thu được muối iotua. Tên gọi của muối iot tạo thành là:
A. Sắt(III)iotua
B. Sắt(II)iotua
C. Sắt iotua
D. Cả A và B đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình phản ứng: Fe + I2 → FeI2
Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng với iot nung nóng thu được muối iotua. Phương trình phản ứng đúng là:
A. Fe + I2 → FeI2
B. 2Fe + 3I2 → 2FeI3
C. 4Fe + 3I2 → 2Fe2I3
D. 2Fe + I2 → 2FeI
Hướng dẫn giải
Đáp án : A
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.