H2 + N2 → NH3 | Phương trình phản ứng H2 + N2 → NH3 chắc chắn được nhiều bạn học sinh lớp 11 biết đến khi tính hiệu suất của phản ứng này. Vậy chúng ta tìm hiểu về phương trình phản ứng giữa H2+N2 trong bài viết sau đây nhé.
Phương trình hóa học N2 + H2
N2 + 3H2 → 2NH3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ cao khoảng 500°C có
– Áp suất cao: 200 – 300 atm
– Chất xúc tác: Fe hoặc Pt, trộn thêm Al2O3, K2O, …
Vì phương trình phản ứng trên là thuận nghịch nên ta phải viết lại phương trình như sau:
N2 + 3H2 ⇄ 2NH3
Chất tham gia
– H2: Khí, không màu
– N2: Khí, không màu
Chất sản phẩm
– NH3: Khí, không màu, mùi khai
Để hiểu rõ hơn về phương trình phản ứng chúng ta cùng quan sát bảng chân lý phương trình phản ứng Hóa Học dưới đây.
Điều chế NH3
Trong phản ứng điều chế NH3: N2 + H2 ⇄ NH3 Q > 0 (tỏa nhiệt, đelta H < 0) Như vậy, khi giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch sang chiều thuận, tức là làm tăng NH3, tuy nhiên nhiệt độ thực tế để điều chế NH3 khá cao ( khoảng 450-500 độ C)
Nhiệt độ để phản ứng xảy ra là từ 450-500 độ C, nếu hạ quá mức thì phản ứng sẽ không xảy ra, vì vậy hạ đến mức gần bằng hoặc bằng để phản ứng xảy ra theo chiều thuận khi đó chúng ta sẽ thu được nhiều khí NH3 hơn.
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.