Để xảy ra phản ứng hóa học trên thì ban đầu chúng ta phải kích thích bằng cách cung cấp một nhiệt lượng lên tới 400oC thì bắt đầu xảy ra phản ứng hóa học như sau:
4KClO3 → 3KClO4 + KCl (Nhiệt phân ở khoảng 400oC)
Ở phản ứng trên, chúng ta chưa thấy sản phẩm sinh ra có oxi nhưng khi tăng thêm nhiệt độ lên chút nữa ở khoảng 500oC thì lúc đó phương trình sẽ xảy ra theo chiều hướng sản phẩm khác:
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (nhiệt phân ở ~500oC tạo ra khí Oxi và muối Kali Clorua)
Nhưng ở trong phòng thí nghiệm thì làm sao có thể cung cấp nhiệt độ lên tới ~500oC để thực hiện điều chế oxi được ?
Như chúng ta đã biết, khi một phản ứng hóa học xảy ra nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác nhau như trạng thái của chất tham gia, kích thích ban đầu, điều kiện chất xúc tác . . .
Như vậy thì để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KClO3 thì chúng ta sẽ cần phải thêm chất xúc tác vào phản ứng trên cụ thể ở đây là MnO2. Khi thêm chất xúc tác thì phản ứng tạo oxi có thể xảy ra ở nhiệt độ < 500oC và điều chế oxi trong phòng thí nghiệm được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều.m)
Tóm lại: Phương trình nhiệt phân KClO3 đơn thuần sẽ tạo ra 2 loại muối kali (KClO4 và KCl) nếu có xúc tác MnO2 hoặc nhiệt độ 500oC sẽ tạo ra khí O2 thoát ra và muối KCl.
Lưu ý:
Như ở trên, KClO3 khi nhiệt phân chưa tới nhiệt độ thích hợp hoặc không có chất xúc tác thì sẽ tạo thành 2 muối mới là KClO4 và KCl. Ngoài KClO3, các muối hipoclorit ClO-, muối clorit ClO2- cũng có phương trình nhiệt phân lần lượt như sau:
2KClO —> KClO2 + KCl
3KClO2 —> 2KClO3 + KCl
4KClO3 —> 3KClO4 + KCl
Sau tất cả các phản ứng đều thu được muối cuối cùng là KClO4 nhưng muối này sẽ không bị nhiệt phân ở điều kiện nhiệt độ như trên mà KClO4 bị nhiệt phân ở nhiệt độ ~550 – 620°C tạo thành muối KCl và O2.
KClO4 —> KCl + 2O2
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.