Hóa trị là gì ?
Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.
Cách xác định hóa trị của một nguyên tố.
Để xác định hóa trị của một nguyên tố thì chúng ta phải quy ước hóa trị của Hidro là Hóa trị I. Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Hidro thì đó chính là hóa trị của chính nguyên tố đó. Do vậy, chúng ta lấy hóa trị của Hidro làm đơn vị để tính.
Ý nghĩa của Hóa Trị
Hóa trị biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của Hidro là I và hóa trị của Oxi là II
Hóa trị của một số nhóm nguyên tử như (SO4), (OH), (NO3) . . .
Quy tắc Hóa Trị
Gọi công thức tổng quát của chất gồm 2 nguyên tố là:
a, b là hóa trị tương ứng với nguyên tố A và nguyên tố B
x, y là chỉ số là số nguyên tử trong hợp chất tương ứng với nguyên tố A và nguyên tố B
Quy tắc hóa trị trong chương trình hóa học lớp 8 được phát biểu như sau:
Trong một công thức hóa học, tích của chỉ số nguyên tử và số hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số nguyên tử và số hóa trị của nguyên tố kia.
Trong công thức tổng quát ta có: a.x = b.y
Chúng ta biến đổi tỷ số trên về tối giản nhất đó là chỉ số / hóa trị của nguyên tố chúng ta cần tìm.
Nếu chúng ta biết công thức hóa học của hợp chất và hóa trị của một nguyên tố hóa học thì chúng ta sẽ tìm được hóa trị của nguyên tố hóa học còn lại. Ngược lại cũng thế, khi chúng ta biết thông tin về hợp chất gồm nguyên tố hóa học tạo nên chất và hóa trị của chất đó hoặc nhóm chất đó thì chúng ta có thể lập được công thức hóa học.
Quy tắc hóa trị sẽ được áp dụng nhiều trong bài toán lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị và tìm hóa trị của một nguyên tố có trong hợp chất khi đã biết hóa trị của nguyên tố kia. Những dạng bài tập này sẽ không khó trong chương trình hóa học lớp 8 nếu như các em học thuộc được hóa trị của các nguyên tố tại Bảng Hóa Trị và thuộc hóa trị của những nhóm như hóa trị của nhóm OH là I, hóa trị của SO4 là II, hóa trị của NO3 là I, hóa trị của CO3 là II, hóa trị của PO4 là III.
Liệt kê nguyên tố thường gặp và hóa trị của những nguyên tố đó
1. Natri hóa trị mấy ?
Natri là một kim loại hoạt động hóa học mạnh thuộc chu kì 3 nhóm IA trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học của Mendeleev. Natri chúng ta thường gặp trong một số hợp chất như:
– Na2O, NaOH, NaCl, Na2SO4, NaBr, NaI . . .
Trong những hợp chất trên thì Natri có hóa trị là I và chúng ta có thể dễ dàng tính được dựa vào quy tắc hóa trị như đã phân tích ở bên trên. Sau này, chúng ta thường gặp Natri hóa trị I và chỉ ghi nhớ như vậy đã đủ dùng hết THPT rồi các em nhé!
2. Kali hóa trị mấy ?
Kali là một kim loại hoạt động hóa học mạnh, giống như Na thì Kali phản ứng được với nước ở nhiệt độ bình thường. Sở dĩ hai kim lại trên đều có cùng tính chất vì chúng thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học và tất nhiên Kali cũng có hóa trị tương tự như của Natri rồi.
Vậy Kali có hóa trị I trong hợp chất thường gặp nhất chính là K2O, KOH, KCl, K2SO4 . . .
Các dạng bài tập Hóa Trị
Bài tập số 01: Lập công thức của các hợp chất sau khi biết hóa trị
a. Lập công thức hóa học của Canxi Oxit biết Canxi trong hợp chất có hóa trị là II.
Gọi công thức hóa học của Canxi Oxit là CaxOy
Trong hợp chất, oxi thường có hóa trị là II. Vận dụng quy tắc hóa trị ta có 2.x = 2.y => x = y. Chọn x = 1, y = 1.
Vậy công thức hóa học của Canxi Oxit là CaO
b. Lập công thức hóa học của Lưu Huỳnh Oxit biết trong các hợp chất lưu huỳnh có các số hóa trị là 2, 4, 6.
Gọi công thức hóa học của Lưu huỳnh Oxit là SxOy
Trong hợp chất hóa học, oxi thường có hóa trị II. Vận dụng quy tắc hóa trị ta có: a.x = 2.y. Trong đó a là các giá trị tương ứng với hóa trị của lưu huỳnh.
Lập bảng:
Hóa trị của lưu huỳnh (a) | a.x = 2.y | Công thức hóa học |
2 | 2.x = 2.y => Chọn x = y = 1 | SO |
4 | 4.x = 2.y <=> 2.x = y. Chọn x = 1, y = 2 | SO2 |
6 | 6.x = 2.y <=> 3.x = y. Chọn x = 1, y = 3 | SO3 |
c. Lập công thức hóa học của sắt oxit biết số hóa trị của sắt có trong hợp chất Oxit lần lượt là 2, 3.
Đáp án: Công thức hóa học của sắt oxit lần lượt là FeO và Fe2O3
d. Lập công thức hóa học của Cácbon Oxit biết trong hợp chất Cácbon có các số hóa trị là 2, 4.
Đáp án: Công thức hóa học của cacbon oxit lần lượt là CO và CO2
Bài 2: Lập công thức hóa học của Sắt Oxit khi biết:
a. FeSO4
b. Fe(NO3)2
c. Fe2(SO4)3
d. FeCl2
Bài 3: Tính số hóa trị của các nhóm chất hóa học sau:
a. H2S
b. SO2
c. HNO3
d. H2SO4
Bài 4: Hãy xác định hóa trị:
a. Hóa trị của nguyên tố N trong các hợp chất: NH3; NO; NO2; N2O5.
b. Của nguyên tố Fe trong các hợp chất: FeO; Fe2O3; Fe(OH)2; Fe(OH)3;
c. Của nguyên tố P trong các hợp chất: PH3; P2O5…
Bài 5: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần gồm:
a) Fe (II) và O
b) Fe (III) và SO4
c) Cu (II) và Cl (I)
d) Mn (VII) và O
e) H và CO3 (II)
f) H và NO3 (I)
g) H và PO4 (III)
h) Na (I) và SO4 (II)
i) Al (III) và SO4
Bài 6: Hãy cho biết trong số các công thức sau, công thức nào viết sai? Sửa lại các công thức sao cho đúng nhất:
MgO; Na3O2; Ca3PO4; H2SO4; Ba3(PO4)2.
Biết rằng:
– SO4 có hóa trị II
– PO4 có hóa trị III
Bài 7: Theo hóa trị của Fe trong Fe2O3, hãy chọn CTHH đúng trong số các công thức hóa học sau: Fe(OH)2; Fe2(NO3)3; Fe2(SO4)3; FePO4.
Các em có thắc mắc hay có yêu cầu thầy giải chi tiết bài nào thì vui lòng để lại bình luận nhé!
Bảng hóa trị của một số nguyên tố cần nhớ
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 tới học sinh giúp các em nắm được hóa trị của những chất thường gặp. Sau đó, nhìn vào hợp chất mà chúng ta tìm ra được hóa trị của các nguyên tố khác qua quy tắc hóa trị.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.