I – Định nghĩa oxit là gì ?
Oxit là một hợp chất hóa học mà trong hợp chất có chứa hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
Phân tích định nghĩa về oxit ta nên tập trung làm rõ những ý sau đây:
– Oxit là một hợp chất hóa học.
– Oxit là một hợp chất có chứa 2 nguyên tố.
– Oxit là một hợp chất có chứa một nguyên tố oxi.
Như vậy, để ghi nhớ được định nghĩa oxit là gì chúng ta phải nhớ oxit chắc chắn là một hợp chất hóa học mà hợp chất hóa học đó được cấu thành bởi hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố bắt buộc phải là oxi. Lưu ý ở đây chúng ta phải phân biệt được nguyên tố oxi chứ không phải là nguyên tử oxi các em nhé!
II – Công thức hóa học của oxit là gì ?
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể suy ra được công thức hóa học của một hợp chất oxit bắt buộc phải có một nguyên tố oxi. Như vậy, chúng ta gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất oxi là AxBy(1) trong đó:
– A là nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
– x là chỉ số thể hiện số lượng nguyên tử của nguyên tố A có trong hợp chất.
B là nguyên tố thứ 2 trong hợp chất oxit. Mặt khác theo định nghĩa oxit ta có một nguyên tố bắt buộc phải là oxi nên ta chọn B là nguyên tố oxi luôn. Vậy công thức hóa học tổng quát của oxit sẽ có dạng AxOy(2). Gọi a là hóa trị của nguyên tố A
Vận dụng quy tắc hóa trị vào công thức(2) trên ta có: a.x = 2.y Chọn x = 2 ta sẽ có hóa trị của nguyên tố A sẽ là chỉ số của nguyên tố B.
Cuối cùng sau một hồi tính toán ta có được công thức đơn giản nhất của oxit là A2Oy trong đó:
A là nguyên tố hóa học có hóa trị là y.
Ví dụ:
– Công thức hóa học của oxit đồng hóa trị 1 là Cu2O vì bạn thay nguyên tố A trong công thức tổng quát thành Cu và do Cu có số hóa trị là 1 nên chỉ có 1 nguyên tử oxi có trong hợp chất trên mà thôi.
– Công thức hóa học của oxit đồng hóa trị 2 là CuO do [Cu2O2] nên ta sẽ rút gọn những chỉ số trên nhất do vậy ta có công thức sẽ là CuO.
– Công thức hóa học của sắt (II) oxit là FeO viết tương tự như đồng (II) thôi mà.
– Công thức hóa học của sắt (III) oxit là Fe2O3 Thay số vào thôi nhưng không rút gọn được nữa nên viết vậy á.
– Công thức của nhôm oxit là Al2O3
– Công thức hóa học của kẽm oxit là ZnO
Một số công thức oxit đặc biệt:
– Công thức hóa học của sắt từ oxit là Fe3O4 [chúng ta có thể hiểu Fe3O= FeO+Fe2O3]
III-Phân loại oxit
1. Oxit có mấy loại ?
Trong chương trình hóa học lớp 8 này chúng ta phân loại oxit thực sự đơn giản thôi.
Oxit được chia thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Trong đó:
Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng sẽ có 1 axit.
Oxit bazơ thường là oxit của kim loại và tương ứng sẽ có 1 hidroxit.
Ví dụ oxit axit:
– Lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4
– Cacbon đioxit có công thức hóa học là CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3
– Điphopho Pentaoxit có công thức hóa học là P2O5 tương ứng với axit là H3PO4
– Lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 tương ứng với axit là H2SO3
Ví dụ Oxit bazơ:
– Natri oxit có công thức hóa học là Na2O tương ứng với bazơ là NaOH
– Canxi oxit có công thức hóa học là CaO tương ứng với bazơ là Ca(OH)2
– Bari oxit có công thức hóa học là BaO tương ứng với bazơ là Ba(OO)2
– Đồng 2 oxit có công thức hóa học là CuO tương ứng với bazơ là Cu(OH)2
IV – Cách gọi tên oxit như thế nào ?
Tên gọi của oxit như tôi đã thấy có nhiều cách gọi khác nhau nhưng theo quy luật chúng ta vẫn có thể phân chia cách gọi oxit theo phân loại oxit như sau:
– Cách thứ 1: Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit
Cách này thường chỉ được áp dụng với nguyên tố kim loại có 1 hóa trị. Còn kim loại mà nhiều hóa trị chúng ta tham khảo cách bên dưới nhé.
Ví dụ:
Na2O đọc là Natri Oxit
Al2O3 đọc là nhôm oxit
MgO đọc là Magie Oxit
– Cách thứ 2: Cách gọi tên oxit kim loại nhiều hóa trị
Tên oxit = Tên kim loại(hóa trị) + oxit
Cách này được áp dụng khi gọi tên oxi mà trong hợp chất kim loại có nhiều hóa trị.
Ví dụ:
FeO là oxit được đọc tên “Sắt(II) Oxit
Fe2O3 là oxit được đọc tên “Sắt(III) Oxit
Quan sát ví dụ bên trên thì ta thấy việc gọi tên cũng không khác cách thứ 1 là mấy, nhưng nó sẽ giúp chúng ta dịch ngược lại được công thức hóa học. Sắt (II) hay Sắt (III) thì cũng đều là Sắt Oxit nhưng công thức hóa học lại khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau. Do đó, chúng ta cần đọc tên chính xác để còn xác định chất nhé.
– Cách thứ 3: Cách gọi tên oxit phi kim nhiều hóa trị
Tên oxit = Tiền tố thứ 1(hay còn gọi là tiếp đầu ngữ) + Tên phi kim + Tiền tố thứ 2(Tiếp đầu ngữ) + Oxit
Bảng tiền tố – tiếp đầu ngữ để chỉ số nguyên tử:
STT | Tiền tố(1/2) | Số nguyên tử | Ý nghĩa |
1 | Mono | 1 | Đơn lẻ – Bắt buộc xuất hiện ở tiền tố thứ 2 nhưng có thể bỏ qua ở tiền tố thứ 1. |
2 | Đi | 2 | Đôi – Bắt buộc phải có ở cả hai tiền tố |
3 | Tri | 3 | Ba – Bắt buộc xuất hiện ở cả hai tiền tố. |
4 | Tetra | 4 | Bốn – Bắt buộc phải có ở cả hai tiền tố |
5 | Pen | 5 | Năm – Bắt buộc phải có ở cả hai tiền tố |
Nhìn vào bảng tiền tố trên thì ta có nhận xét như sau:
– Mono luôn luôn xuất hiện ở tiền tố thứ 2 mà không cần xuất hiện ở tiền tố thứ 1. Người ta thường bỏ qua Mono nhé các em./
– Đi, Tri, Tetra, Pen chúng sẽ xuất hiện ở cả 2 tiền tố. Nhưng chất thường gặp nhất có thể kể đến Đi, Tri, Pen còn Tetra thì chúng ta sẽ ít gặp hơn nhé.
Ví dụ gọi tên oxit nhiều hóa trị:
– CO có tên gọi là MonoCacbon MonoOxit nhưng thường được gọi khá “hữu tính” là Cácbon Mono Oxit còn đơn giản hơn thì có thể gọi CO là Cacbon Oxit.
– CO2 có tên gọi là MonoCácbon Đioxit nhưng chúng ta bỏ Mono đi nhé. Do vậy, CO2 được gọi đúng là Cácbon Đioxit và CO2 còn có một tên riêng được cha mẹ đặt cho là Cacbonic đọc là Các Bô Níc
– SO2 có tên gọi là Lưu huỳnh Đioxit (Tôi bỏ Mono đi nhé)
– SO3 có tên gọi là Lưu huỳnh TriOxit
– P2O3 có tên gọi là ĐiPhotpho TriOxit
Tôi dịch giúp các bạn công thức này như sau:
Đầu tiên, các bạn cần quan sát được Photpho trong hợp chất trên gồm 2 nguyên tử do chỉ số dưới chất P là 2 và Oxi trong hợp chất trên có 3 nguyên tử do chỉ số dưới chân Oxi là 3.
Như vậy, ráp vào công thức gọi tên oxit theo cách thứ 3 ta được Đi Photpho Tri Oxit.
Tương tự, các ông các bà hãy gọi tên những oxit dưới đây (Viết ra giấy luôn dùm nha)
– NO, N2O, NO2, N2O5
– P2O5
Tổng kết:
– Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
– Oxit có 2 loại: Oxit Axit và Oxit Bazơ
– Có 3 cách gọi tên Oxit.
Tác giả: TC – Chemistry, TC-Chemistry
Với đam mê truyền đạt và chia sẻ những kiến thức hóa học hữu ích với mọi người, TC Chemistry không chỉ giới hạn việc chia sẻ kiến thức hóa học từ cơ bản đến nâng cao, mà còn cung cấp câu hỏi, đề thi thử và phương trình phản ứng hóa học để giúp người đọc hiểu sâu về chủ đề và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực này.